"Rồng xanh" hiếm thấy liên tiếp dạt vào bờ biển Texas

Các du khách đến đảo Padre ở Texas gần đây liên tiếp phát hiện ra những sinh vật có hình dạng kỳ quái màu xanh như những con rồng tí hon.

Du khách đến công viên quốc gia đảo Padre ở Texas đã phát hiện ra “những con rồng xanh” khi đến đây, theo CNN.

Mặc dù những “con rồng” này không bay hay thét ra lửa, đây vẫn là "một phát hiện hiếm thấy", công viên cho biết.

Bé Hunter Lane, 7 tuổi, đến từ Mesa, bang Arizona, đã tìm thấy 4 “con rồng” trong vòng vài phút vào ngày 2/5 khi đi nghỉ cùng bố mẹ tại đây. Cha của bé, ông Trey Lane, nói với CNN rằng ông đã đi nghỉ hè ở bờ biển này trong 30 năm qua và ông chưa bao giờ nhìn sinh vật này.

"Hunter yêu các sinh vật biển và nó nghĩ rằng mình đã tìm thấy một con sứa nút màu xanh", ông Trey nói. "Sau khi nhặt nó lên, Hunter nói với tôi rằng nó đã phát hiện ra một loài mới!"

Rồng xanh hiếm thấy liên tiếp dạt vào bờ biển Texas
Con rồng xanh được bé Hunter Lane, 7 tuổi, phát hiện. (Ảnh: CNN).

Rồng xanh, hay Glaucus atlanticus, là một loại sên biển nhỏ. Chúng thường chỉ lớn khoảng 3 cm. Chúng có thể được tìm thấy ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, theo tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn biển Oceana.

Dù sinh vật này không lớn như những con rồng trong tưởng tượng, chúng vẫn có thể gây thương tổn đáng kể. Những con rồng xanh này ăn sứa lông châm, hay còn biết đến với cái tên chiến binh Bồ Đào Nha” và trữ nọc độc từ con mồi của chúng để dùng cho những con mồi tiếp theo, theo Oceana.

Do đó, khi con người chạm vào những con sên nhỏ này, nó có thể giải phóng nọc độc và tạo ra một vết chích có thể gây tổn thương nhiều hơn vết chích của sứa lông châm.

"Nếu bạn nhìn thấy một con rồng xanh trong công viên... đó là một phát hiện hiếm. Nhưng hãy chú ý khoảng cách của bạn!", công viên cảnh báo.

Gần đây, nhiều du khách đến bờ biển đã nhìn thấy những con rồng xanh, Jamie Kennedy, phát ngôn viên của công viên nói với CNN. Cô nói rằng đây có thể là một đám sên dạt vào bờ. Tuy nhiên, trong hai năm làm việc tại bờ biển này, Kennedy nói rằng cô chưa nghe thấy ai nhìn thấy sinh vật này cho đến nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sứa xâm hại ăn thịt con non để sinh tồn

Sứa xâm hại ăn thịt con non để sinh tồn

Hàng nghìn con sứa lược Leidyi xâm hại ở biển Baltic sẽ bắt đầu ăn thịt con non vào cuối mùa hè nhằm sống sót qua thời kỳ khan hiếm thức ăn.

Đăng ngày: 08/05/2020
Phát hiện chấn động ở nơi sâu nhất đại dương

Phát hiện chấn động ở nơi sâu nhất đại dương

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã rất sốc vì mức vi nhựa cao chưa từng thấy được phát hiện dưới đáy biển, với 1,9 triệu mảnh chỉ trong 1m2.

Đăng ngày: 06/05/2020
Hàng trăm miệng phun thủy nhiệt nhấp nhô dưới đáy biển

Hàng trăm miệng phun thủy nhiệt nhấp nhô dưới đáy biển

Bản đồ dưới nước mới hé lộ những cột tháp cao sừng sững và miệng phun thủy nhiệt nhô lên từ đáy biển trong bóng tối ngoài khơi tây bắc Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 05/05/2020
Biến đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước

Biến đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước

Lại một ảnh hưởng nữa của việc xả khí thải CO2.

Đăng ngày: 30/04/2020
Ngoạn mục cảnh tượng siêu thực “cá heo phát sáng” dưới biển

Ngoạn mục cảnh tượng siêu thực “cá heo phát sáng” dưới biển

Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại được những hình ảnh được cho là cực hiếm khi những con cá heo như phát sáng trong bóng tối của làn nước biển nhờ hiện tượng phát quang sinh học.

Đăng ngày: 28/04/2020
Làm thế nào để cá voi có thể sống và cho con bú được ở dưới đại dương?

Làm thế nào để cá voi có thể sống và cho con bú được ở dưới đại dương?

Chúng ta đều biết động vât có vú nuôi bằng sữa mẹ, nhưng cá voi lại sinh sống ở dưới đại dương bởi vậy thật khó để có thể tưởng tượng những con cá voi con sẽ bú sữa mẹ như thế nào.

Đăng ngày: 28/04/2020
Các đại dương nóng lên chưa từng thấy giữa đại dịch

Các đại dương nóng lên chưa từng thấy giữa đại dịch

Các đại dương thế giới đã chạm mức nhiệt độ cao kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về hiệu ứng nóng lên toàn cầu có thể khiến cho thời tiết trong năm trở nên cực kỳ khắc nghiệt.

Đăng ngày: 21/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News