Rosatom muốn tạo ra thiết bị laser mới để tán sỏi thận
Các chuyên gia của ngành công nghiệp hạt nhân Nga có kế hoạch tạo ra một thiết bị laser mới sẽ được sử dụng để điều trị bệnh sỏi tiết niệu, theo các tài liệu trên trang web mua sắm của Chính phủ.
Theo tài liệu này, Công ty Cổ phần Khoa học và Đổi mới (công ty quản lý bộ phận khoa học của tập đoàn Rosatom) giao nhiệm vụ cho Trung tâm Hạt nhân Liên bang Nga - Viện Nghiên cứu Khoa học Vật lý Toàn Nga (RFNC-VNIIEF, ở Sarov, Vùng Nizhny Novgorod) phát triển một loại laser mới. Tán sỏi ngoài cơ thể (Lithotripsy) là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu không can thiệp trực tiếp vào cơ thể hoặc phá hủy sỏi ở thận và niệu quản bằng các loại năng lượng khác nhau.
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh sỏi tiết niệu đang gia tăng nên máy phát tia laser này càng cần sớm thử nghiệm và đưa vào sử dụng.
"Máy phát tia laser được thiết kế để sử dụng trong khoa tiết niệu của bất kỳ bệnh viện lâm sàng nào. Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh sỏi tiết niệu đang gia tăng, vì thế có nhu cầu lớn về các loại thiết bị cho các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và hiệu quả giúp giảm chi phí điều trị và thời gian nằm viện" - tài liệu đăng tải trên trang web cho biết.
Theo dự án này, Trung tâm Hạt nhân Sarov có nhiệm vụ đến năm 2022 tạo ra mô hình thử nghiệm của máy phát tia laser để tán sỏi thận và sỏi niệu quản và kiểm tra tính hiệu quả của nó trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Cơ sở của thiết bị đang được phát triển là laser diode-bơm trạng thái rắn tạo ra tia laser hỗn hợp gồm hai bước sóng và thời gian phát xung micro giây.
“Sự phát triển của các phương pháp mới tác động lên các mô sinh học dựa trên việc sử dụng nguồn phát tia laser hai bước sóng và thời gian phát xung micro giây để tán sỏi thận và sỏi niệu quản sẽ giúp tạo ra các công nghệ hiệu quả mới để điều trị các bệnh thường gặp nhất của hệ tiết niệu” - tài liệu cho biết.
Cách tiếp cận này "sẽ cung cấp khả năng điều trị bằng laser để tán sỏi ngoài cơ thể một cách hiệu quả và an toàn", tài liệu chỉ ra.
Rosatom đang phát triển các công nghệ mới cho y học, cả hạt nhân và phi hạt nhân. Một trong những lĩnh vực phát triển trong ngành công nghiệp hạt nhân Nga là việc tạo ra laser y tế cho nhiều mục đích khác nhau. Trong năm 2018 đã có tin rằng, RFNC-VNIIEF sẽ là cơ sở chính tham gia thực hiện dự án thành lập trung tâm khoa học và công nghệ Nga “Biophotonics” có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về ứng dụng công nghệ laser trong lĩnh vực y học, bao gồm chẩn đoán ung thư và phẫu thuật.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
