Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Phẫu thuật rút ống nhựa 12cm ra khỏi lỗ mũi của rùa

Cũng như ô nhiễm nguồn nước, đất hay không khí, ô nhiễm biển cũng đang là một trong những vấn nạn nhức nhối của thế giới. Mới đây, hai nhà khoa học tới từ bang Texas, Mỹ đã mạnh mẽ kêu gọi người dân không nên tiếp tục sử dụng đồ nhựa 1 lần sau khi họ trực tiếp nhìn thấy tác hại của chúng gây ra với sinh vật biển.


Chiếc ống hút được rút ra khỏi lỗ mũi của chú rùa dài khoảng 12cm.

Trong chuyến nghiên cứu khoa học tại vùng biển ở Costa Rica, hai nhà khoa học Christine Figgener và Nathan Robinson đã tìm thấy một con rùa biển đực loại quý hiếm đang khổ sở vì bị tắc mũi. Được biết, chú rùa xuất hiện trong clip là một loài rùa biển quý hiếm có tên gọi rùa đồi mồi dứa. Nó còn được biết đến với pháp danh khoa học là Lepidochelys Olivacea. Ban đầu, hai nhà khoa học nghĩ thứ nằm trong mũi con rùa là ký sinh trùng ăn bám nhưng sau khi quan sát kỹ, họ mới nhận ra, đó một chiếc ống hút nhựa.


Tóm tắt quá trình cuộc phẫu thuật thô sơ và đau đớn.

Do đang ở vùng biển xa cách bờ lẫn trung tâm thú y nên hai nhà khoa học buộc lòng phải tự tay phẫu thuật để cứu sống chú rùa đáng thương. Thứ duy nhất mà họ có lúc đó là một chiếc kìm nhỏ. Sau 8 phút vật lộn, cuối cùng, cả hai cũng rút được chiếc ống hút dài 12cm ra khỏi lỗ mũi của nó. Tuy nhiên, chiếc ống hút cắm vào lỗ mũi quá sâu nên khi rút ra, nó đã làm mũi chú rùa chảy máu. Dường như vì quá đau nên chú rùa cũng tỏ ra khó chịu với ca phẫu thuật bất đắc dĩ này.

Đoạn clip ghi lại toàn bộ quá trình phẫu thuật thô sơ đã được nhà khoa học Christine Figgener đăng tải lên Youtube vào thứ Hai vừa qua. Ngay sau khi xuất hiện trên mạng, đoạn clip đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng với hàng trăm nghìn lượt share kêu gọi bảo vệ môi trường biển.

Về phía hai nhà khoa học, mặc dù đã làm một việc tốt nhưng họ sẽ phải nộp một khoản phạt vì đã vi phạm quá quyền hạn nghiên cứu của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 19/12/2024
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 24/11/2024
Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương

Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương

Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.

Đăng ngày: 16/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News