Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Bãi biển sạch và vắng khách do tác động của Covid-19 cung cấp môi trường sinh sản thuận lợi cho rùa biển ở miền đông Ấn Độ.

Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng
Gần nửa triệu rùa biển bò lên bãi biển Rushikulya để đẻ trứng. (Ảnh: Bipro Seas).

Đại dịch do nCoV gây ra đang làm đảo lộn cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn cầu, nhưng mặt khác lại có tác động tích cực đến các loài động vật hoang dã vì môi trường tự nhiên của chúng ít bị can thiệp bởi hoạt động của con người. Hiện tượng rùa biền đồng loạt kéo lên bờ đẻ trứng ở miền đông Ấn Độ trong những ngày gần đây là một ví dụ. 

Theo Cục Lâm nghiệp bang Odisha, chỉ trong vài ngày, hơn 475.000 con rùa biển Olive Ridley (vích) có nguy cơ tuyệt chủng đã bò lên một bãi biển dài 6 km ở Rushikulya để làm tổ và đẻ trứng, số lượng lớn nhất từng được ghi nhận. Cảnh tượng tương tự cũng được quan sát thấy tại một số khu vực khác như bãi biển Gahirmatha ở vịnh Bengal.

Với số lượng trứng trung bình từ 80 đến 100 quả mỗi tổ, các nhà bảo tồn ước tính trong mùa sinh sản năm nay, rùa có thể đẻ 60 triệu quả trứng trên các bãi biển ở miền đông Ấn Độ. Sau khoảng 45 ngày, con non sẽ nở và tự tìm đường xuống biển.

Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc 21 ngày để đối phó với Covid-19. Các bãi biển trở nên vắng khách và sạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho rùa biển làm tổ và đẻ trứng. Chính quyền bang Odisha đã cho phép 25 kiểm lâm viên và các nhà nghiên cứu tập trung tại các bãi biển địa phương để bảo vệ rùa.   

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Giống như các loài chim biển khác, chim cánh cụt có thể kêu lớn trên đất liền, nhất là những nơi chúng sinh sản. Chúng sử dụng tiếng gọi này để liên lạc với bạn đời và họ hàng của chúng.

Đăng ngày: 06/04/2020
Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Không giống các con rắn độc khác, loài rắn hổ tử vong không chủ động săn mồi mà nằm một chỗ quẫy đuôi nhử con mồi tới rồi ăn thịt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

“Giết nó làm gì, không đụng gì tới nó thì nó đâu có cắn”, đây là câu nói mà nhiều người nhận được khi có ý định đập một con rắn khi nó bò vào nhà của họ.

Đăng ngày: 31/03/2020
Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Những động vật ăn cỏ lớn như voi thường tìm kiếm các mỏ khoáng sản tự nhiên để bổ sung lượng natri đưa vào cơ thể vì khoáng chất từ thực vật và nước không đủ natri.

Đăng ngày: 30/03/2020
Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Ong mật, tinh tinh, ếch trâu Mỹ hay tôm hùm gai Caribe thường chủ động tránh xa đồng loài nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 28/03/2020
Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Không chỉ ở quần thể người (phụ nữ sống lâu hơn nam giới), các nhà khoa học phát hiện các động vật có vú khác cũng có tuổi thọ cao hơn con đực.

Đăng ngày: 26/03/2020
Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Các chuyên gia phát hiện động vật có vú sống ở độ cao lớn nhất thế giới, nơi cây không thể mọc và mức nhiệt xuống đến -65 độ C.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News