Rùa có họ hàng với chim

Rùa có thể trông như họ hàng của rắn và thằn lằn, nhưng ADN lại cho thấy, chúng có nhiều điểm chung với chim hơn.

Các nhà khoa học Mỹ đã rút ra kết luận trên khi sử dụng một kỹ thuật giải trình tự gene mới có tên gọi là UCE nhằm tìm ra câu trả lời cuối cùng cho tranh cãi về sự tiến hóa của loài rùa. Các kết quả thu được hé lộ, rùa thuộc về một nhóm lớn có tên gọi "Archelosauria" cùng với các họ hàng của chúng là chim, cá sấu và khủng long.

Các chuyên gia thuộc Học viện khoa học California nghi ngờ, nhóm mới này sẽ là nhóm động vật có xương sống lớn nhất từng được đặt tên khoa học. Cây phả hệ sự sống (tree of life) của chúng phù hợp với các mẫu thời gian và không gian ghi nhận sự xuất hiện của các loài rùa trong hồ sơ hóa thạch, làm nổi rõ tính chính xác của phương pháp.


Rùa có nhiều điểm chung về ADN với chim hơn so với thằn lằn và rắn. (Ảnh: CCTV)

"Bộ Khủng long, bao gồm cả chim, và bộ cá sấu thuộc nhóm Archosauria. Rùa thuộc lớp phụ rùa. Do đó, tên mới chúng tôi đặt cho nhóm bao gồm cả rùa, khủng long và cá sấu là Archelosauria", tiến sĩ James Parham, một thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Mặc dù kỹ thuật UCE đã ra đời được 2 năm, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng công cụ này để lập bản đồ di truyền các động vật có xương sống và cách chúng liên quan đến nhau. Kỹ thuật này khai thác việc phân tích các phần hệ gene được bảo tồn nhiều giữa các loài khác nhau.

Khám phá cũng giải mã một bí ẩn tiến hóa về các loài rùa mai mềm - một nhóm rùa không vảy kỳ lạ với mũi giống như ống thở. Cho tới gần đây, các nghiên cứu đã gắn kết các loài rùa mai mềm với một nhóm bán thủy sinh nhỏ hơn gọi là rùa bùn, bất chấp thực tế rằng, rùa mai mềm xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch rất lâu trước rùa bùn.

Với lượng lớn dữ liệu hậu thuẫn mỗi nhánh tiến hóa trong cây phả hệ sự sống của loài rùa, các nhà khoa học đã có thể so sánh quá trình tiến hóa của chúng không chỉ khắp các loài, mà còn khắp hồ sơ hóa thạch tương ứng của mỗi lục địa.

Họ đã đặt rùa mai mềm vào một liên minh của chúng trên cây tiến hóa, bị tách rời rất xa khỏi bất kỳ loài họ hàng rùa nào khác.

Theo nhóm nghiên cứu, lịch sử phát triển độc lập, dài lâu giúp lí giải vẻ ngoài đáng chú ý của chúng cũng như sự hiện diện xa xưa của chúng trong hồ sơ hóa thạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News