Rùa hồ Gươm có thể bị đói

Thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm hay thời tiết thay đổi có thể là các lý do khiến cụ Rùa nổi liên tiếp trong thời gian gần đây.

>>> Họ hàng của Rùa hồ Gươm có nguy cơ "mất tích"

Từ khi Rùa hồ Gươm thả về môi trường tự nhiên, trong tháng qua rùa đã nổi liên tiếp hơn một chục lần. Theo ghi chép của giáo sư Hà Đình Đức, tháng 11 vừa qua rùa nổi ít nhất 12 lần, trong những ngày đầu tháng 12 rùa nổi ít nhất 4 lần.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản, cho rằng, cụ Rùa nổi là do bị đói. "Lượng cá thả xuống hồ không nhiều, lại là những con cá sống, việc bắt số lượng cá thưa thớt trên diện tích của hồ là điều không dễ với cụ Rùa, nhất là khi cụ đã quen với môi trường được cho ăn khi dưỡng thương", ông Vĩnh cho hay.


Rùa hồ Gươm nổi lên hôm 11/12 với vết thương quen thuộc ở chân và mai. (Ảnh: Vũ Long)

Cụ Rùa hồ Gươm được thả trở lại môi trường tự nhiên trong hồ từ hồi tháng 7, sau hơn ba tháng được nuôi nhốt trong bể để chữa trị các vết thương.

Tiến sĩ Bùi Quang Tề, chuyên gia thủy sản, cũng cho rằng Rùa có thể thiếu thức ăn. Nhưng ông cũng đưa thêm lý do có thể Rùa nổi liên tục do môi trường bị ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi. "Mấy ngày qua thời tiết đang lạnh và âm u chuyển sang trời nắng, nên có thể cụ Rùa nổi lên để phơi nắng, giúp việc tiêu hóa, di chuyển dễ dàng hơn, thậm chí để tiêu diệt nấm mốc trên thân thể", tiến sĩ Tề cho hay.

Dự đoán nguyên nhân Rùa hồ Gươm nổi, giáo sư Hà Đình Đức cho rằng, mùa này là mùa nước cạn, việc cải tạo hồ đoạn Hàng Khay chưa được thực hiện. Khi trời nắng lên, tảo trong hồ phát triển mạnh, khiến lượng oxy trong nước giảm nhanh, làm nước hồ ô nhiễm, cụ Rùa phải nổi lên để thở.

Hồi tháng 7, khi thả cụ Rùa, các cơ quan chức năng quyết định không gắn chíp theo dõi để cụ được tự do. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho Rùa, chi cục Thủy sản Hà Nội đã thả khoảng 60 nghìn con cá vào hồ Gươm, chủ yếu là cá trôi, mè, rô phi... Khi còn ở trong bể dưỡng thương, mỗi ngày cụ xơi khoảng 5 con cá.

Trước đó, trong quá trình bắt Rùa, xuất hiện các thông tin cho rằng trong hồ có nhiều hơn một cá thể Rùa. Tuy nhiên từ đó đến nay chưa có bất cứ ghi nhận nào về cá thế thứ hai hay thứ ba đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News