Rừng Amazon cháy lớn, từ trên quỹ đạo cũng nhìn được khói

Sáng thứ Hai, bầu trời São Paulo, Brazil tối mịt. Người ta ngửi thấy mùi khét khi mở cửa sổ đón ngày mới. Toàn thành phố, cùng với một số bang Brazil khác như Mato Grosso và Paraná ngập trong khói: rừng Amazon đang cháy!

Đầu tháng này, bang lớn nhất Brazil là Amazonas đã công bố tình trạng khẩn cấp, khi số lượng vụ việc cháy rừng xảy ra tại địa phương ngày một cao. Mùa cháy của Amazon mới chỉ bắt đầu - thông thường diễn ra từ tháng Tám tới tận tháng Mười, với đỉnh điểm rơi vào giữa tháng Chín, nhưng người ta đã ngửi thấy hậu quả: khói bay cao và lan xa tới mức người ta có thể nhìn thấy khói từ ngoài quỹ đạo.

Tuần vừa rồi, NASA công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy cháy rừng và khói tỏa ra từ rừng Amazon. Cho dù ở một số nơi, mức độ nguy hiểm chỉ ở mức trung bình so với những đợt cháy diễn ra suốt 15 năm qua, nhưng ở một số nơi như Amazonas và Rondônia, mọi chuyện diễn ra tệ hơn so với cùng kỳ năm ngoái.


Khu vực Amazonas hôm 11/8 vừa rồi.


Ảnh vệ tinh khu vực được chụp hôm 13/8.

Cụ thể, bang Amazonas đã phải chứng kiến các đám cháy vượt ngưỡng trung bình suốt tháng Tám”, đó là nhận định của nhà khoa học Mark Parrington, người đang công tác tại Trung tâm dự báo khí tượng Châu Âu.

Theo lời Parrington, lửa tại Amazon thải ra trung bình khoảng 500-600 tấn carbon dioxide/năm. Chỉ nội trong năm 2019 này, lượng carbon dioxide thoát ra khí quyển đã chạm mốc 200 tấn. Theo tài liệu từ Cơ sở dữ liệu Khí thải từ Cháy rừng Toàn cầu, tính tới thời điểm thứ Hai đầu tuần, khu vực Amazonas đã phải gánh chịu 8.668 vụ cháy. Con số này vượt năm ngoái, chỉ thiếu 168 vụ nữa là ngang bằng với tổng số vụ cháy diễn ra trong năm 2016.

Khói đã phủ kín trời São Paulo, chất lượng không khí địa phương đã giảm đáng kể. “Người dân miền quê đã bắt đầu cảm thấy rõ ảnh hưởng của khói, bởi không khí vốn dĩ trong lành đã bị thay thế bởi khói và bụi”, Alberto Shiguematsu, một người dân sống tại São Paulo cho hay. Theo lời, Trong suốt 10 năm Shiguematsu sống tại đây, chưa bao khói cháy rừng phủ kín trời như vậy.


São Paulo lúc 3 rưỡi chiều theo giờ địa phương.


Đây là São Paulo lúc 4 giờ chiều.

Vì São Paulo cách nơi xảy ra vụ cháy tới vài ngàn kilomet, người dân nơi đây không nghĩ mình sẽ bị ảnh hưởng bởi khói bụi cháy rừng.

Độ ẩm của Amazon là lá chắn tự nhiên bảo vệ không khí địa phương khỏi khói bụi từ đám cháy, nhưng vì đám cháy quá lớn, hạn hán xảy ra liên miên, nan phá rừng ngày một trầm trọng, lá chắn đã không còn hiệu quả. Tất cả những điều vừa nêu nằm trong một báo cáo khoa học được công bố năm 2014; suốt 5 năm qua, người dân bắt đầu thấy những câu từ năm xưa trở thành sự thật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News