Rung chấn VN không liên quan động đất Nhật
Trận động đất tại Myanmar và rung chấn tại Việt Nam vào ngày 24/3, khiến nhiều người lo lắng về mối liên hệ giữa trận động đất này với thảm họa kép tại Nhật Bản diễn ra trước đó. Tuy nhiên, thực tế, động đất Myanmar không hề liên quan tới động đất tại Nhật Bản.
Trận động đất xảy ra vào ngày 24/3 tại vùng biên giới giữa Lào, Thái Lan và Myanmar có toạ độ 20.705°N, 99.949°E, cách thành phố Chiang Mai, Thái Lan 69 km về phía bắc. Chấn tiêu ở độ sâu 10 km.
Trận động đất Myanmar ngày 24/3 với cơ chế trượt bằng xảy ra trong khu vực bị
biến dạng mạnh mẽ do quá trình đụng độ của mảng Ấn – Úc lên mảng Âu - Á.
Nguồn gốc của trận động đất này liên quan tới sự đụng độ giữa mảng kiến tạo Ấn-Úc với mảng Âu–Á. Myanmar nằm ở phần ranh giới trượt bằng của hai mảng này. Nếu xem xét lịch sử các trận động đất đã từng xảy ra ở Myanmar thì trận động đất với cấp độ 6,8 độ Richter vừa qua chỉ là một trận động đất nhỏ.
Trong vòng 100 năm qua, khu vực này đã xảy ra 13 trận động đất từ 7.0 độ Richter trở lên. Khu vực này đã từng xảy ra trận động đất 8,0 độ Richter vào năm 1912. Trận động đất này chỉ xảy ra sau một trận động đất khác 7.5 độ Richter.
Hai trận động đất 7,3 độ Richter cùng xảy ra ở Myanmar vào năm 1930. Ngay năm sau lại xảy ra liên tiếp hai trận động đất 7,6 và 7.0 độ Richter. Như vậy, chuyển dịch của mảng Ấn-Úc quá nhanh đã gây ra biến dạng mạnh mẽ, siết ép khu vực này bởi trường ứng suất trượt bằng.
Sở dĩ trận động đất vừa qua khiến Việt Nam cảm nhận được vì nó ở gần nước ta và chấn tiêu nông (10 km).
Trên thực tế, sử dụng số đo chuyển dịch từ hơn 1000 trạm đo GPS ở Nhật và xác định chuyển dịch từ địa chấn, các nhà khoa học đã mô phỏng và cho thấy, trận động tại Nhật (11/3) có thể kích hoạt đới cuốn chìm Nhật Bản trong khoảng cách vài trăm km so với địa điểm của trận động đất chính, kích hoạt các hệ thống đứt gãy đang hoạt động ở khu vực Nhật Bản cũng như các núi lửa ở khu vực này.
Khoảng cách từ trận động đất tại Nhật tới trận động đất Myanmar quá xa, cơ chế biến dạng và nguồn gốc lại rất khác nhau nên không thể cho rằng trận động đất tại Nhật đã kích hoạt trận động đất ở Myanmar.
Chúng tôi nhấn mạnh với đặc trưng biến dạng kiến tạo mạnh mẽ hiện nay ở khu vực Myanmar thì trận động đất 6,8 độ Richter chỉ là một cái cựa mình nhẹ. Khu vực này sẽ còn xảy ra những trận động đất lớn hơn nhiều.
Các trận động đất 6,5 độ Richter trở lên tại Myanmar từ đầu thể kỷ XX tới nay.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
