Rừng giúp tiết kiệm 13 tỷ USD mỗi năm
Một nghiên cứu tại Anh cho thấy các cánh rừng nhiệt đới đang hấp thụ 20% khí thải CO2 từ khí quyển, giúp con người tiết kiệm khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.
![]() |
Rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7-10% diện tích đất liền, nhưng góp phần làm giảm 1/5 lượng khí thải CO2 trong khí quyển. Ảnh: globalcarbonproject.org. |
Simon Lewis, nhà sinh thái học của Đại học Leeds (Anh) cùng nhiều nhà khoa học thu thập dữ liệu về 250.000 cây trong các khu rừng nhiệt đới trên khắp hành tinh trong 40 năm qua. Họ nhận thấy tổng khối lượng của cây tăng lên rõ rệt. “Điều đó có nghĩa là rừng nhiệt đới hấp thụ nhiều khí thải carbon hơn. Các đại dương chiếm tới 3/4 diện tích bề mặt trái đất và hấp thụ khoảng 8 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Trong khi toàn bộ rừng nhiệt đới chỉ chiếm khoảng 7-10% diện tích đất liền nhưng giúp chúng ta loại bỏ tới 4,8 tỷ tấn CO2 mỗi năm”,Simon nhận xét.
Các nhà khoa học suy đoán rằng lượng CO2 dồi dào trong khí quyển có thể đóng vai trò như phân bón tự nhiên, giúp cây cối trong các khu rừng nhiệt đới tăng chiều cao và chiều rộng trong 40 năm qua. “Căn cứ vào chi phí trung bình mà con người phải bỏ ra để mua một tấn carbon, tôi có thể nói rằng rừng đã giúp con người tiết kiệm khoảng 13 tỷ USD mỗi năm”, Lee White, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, kết luận.
Theo ước tính của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu, hoạt động của con người tạo ra 32 tỷ tấn CO2 mỗi năm, nhưng chỉ có 15 tỷ tấn tồn tại trong bầu khí quyển và tác động tới khí hậu. Các khí thải carbon khiến nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng lên, làm tăng số lượng các đợt hạn hán, nắng nóng và bão. Nhiệt độ tăng cũng là nguyên nhân đẩy nhiều loài sinh vật đến tình trạng tuyệt chủng và làm tăng mực nước biển.
Vì thế, việc nắm bắt những thay đổi của lượng CO2 trong khí quyển sẽ giúp giới khoa học dự đoán chính xác hơn diễn biến của thay đổi khí hậu.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
Đăng ngày: 28/06/2025

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
Đăng ngày: 25/06/2025

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Đăng ngày: 23/06/2025

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
Đăng ngày: 22/06/2025

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
Đăng ngày: 18/06/2025

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
Đăng ngày: 18/06/2025

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm