Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái đất

Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến bằng chứng hành tinh đỏ từng có sự sống rồi tuyệt chủng, cũng như nguyên nhân bí ẩn khiến nó trở nên chết chóc, khô cằn như ngày nay.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy đã sử dụng dữ liệu lấy từ bộ ba tàu vũ trụ MRO, MAVEN của NASA và TGO của ESA và "tiếp cận" được những cơn bão bụi bí ẩn của Sao Hỏa và phát hiện ra nằng nó chính là thứ khiến hành tinh này trở nên khô cằn.

Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái đất
Sao Hỏa nay và vài tỉ năm trước - (Ảnh đồ họa từ NASA).

Như nhiều nghiên cứu từ NASA cho thấy, Sao Hỏa từng là một "hành tinh xanh" giống như Trái Đất và thậm chí là có bằng chứng về sự sống cổ đại, nhưng đã tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu chính là các đại dương, sông hồ đã bị mất nước vào không gian.

Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Chaffin từ Phòng thí nghiệm Vật lý khí quyển và không gian tại Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) cho thấy bão bụi, dù là những cơn bão bụi khu vực cỡ nhỏ, cũng đủ làm tăng cường sự mất nước của hành tinh.

Theo Sci-News, các cơn bão bụi toàn cầu thường tấn công sao Hỏa từ 3-4 năm mỗi lần được cho là thủ phạm chính, nhưng xen giữa nó là các cơn bão bụi cỡ nhỏ thường xảy ra vào mùa hè ở Nam bán cầu của hành tinh.

Thông thường, vào những giai đoạn lạnh hơn, chiếm phần lớn thời gian trong năm của sao Hỏa, hơi nước trên hành tinh xanh cổ đại sẽ bốc lên trong khí quyền và bị đóng băng ở độ cao tương đối thấp. Nhưng khi bão bụi ập đến và đột ngột làm nóng bầu khí quyển, các đám mây băng giàu nước này lập tức bị bốc hơi lên tầng cao hơn, nơi tia cực tím quá khắc nghiệt mà hành tinh này phải hứng chịu đã bị phân tách thành hydro và oxy, biến vào không gian.

Tàu MAVEN từ NASA đã ghi lại được bằng chứng về điều nay khi chụp được lớp khí quyển phía trên, phát hiện hydro tăng 50% trong cơn bão.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố ảnh toàn cảnh góc rộng đánh dấu 9 năm robot Curiosity lên sao Hỏa

NASA công bố ảnh toàn cảnh góc rộng đánh dấu 9 năm robot Curiosity lên sao Hỏa

Tháng 8 năm nay đánh dấu 9 năm Curiosity, robot thăm dò của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ, đáp xuống bề mặt sao Hỏa và duy trì hoạt động khám phá hành tinh Đỏ đến nay.

Đăng ngày: 19/08/2021
Lý do robot NASA không thu được mẫu vật sao Hỏa

Lý do robot NASA không thu được mẫu vật sao Hỏa

Nỗ lực lấy mẫu vật đầu tiên trên sao Hỏa của robot Perseverance thất bại do lớp đá quá khô và dễ vụn vỡ.

Đăng ngày: 13/08/2021
Chúng ta có thể cải tạo sao Hỏa trở nên giống Trái đất hay không?

Chúng ta có thể cải tạo sao Hỏa trở nên giống Trái đất hay không?

Đã từ lâu, ý tưởng cải tạo sao Hỏa nhằm biến nó thành một thế giới sinh động và tươi sáng hơn đã được các nhà khoa học để ý đến.

Đăng ngày: 11/08/2021
NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương

Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Đăng ngày: 10/08/2021
Robot NASA lần đầu tiên khoan lấy mẫu đất sao Hỏa

Robot NASA lần đầu tiên khoan lấy mẫu đất sao Hỏa

Quá trình khoan lấy mẫu của robot Perseverance diễn ra thuận lợi nhưng ống đựng lại trống rỗng khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 09/08/2021
Những gì đang chảy trong

Những gì đang chảy trong "hồ" trên sao Hỏa không phải là nước, mà là đất sét

Cực Nam của sao Hỏa là một chỏm băng chứa carbon dioxide và các đặc điểm địa chất khác.

Đăng ngày: 09/08/2021
Bão bụi khổng lồ chấm dứt mùa đông phía nam sao Hỏa

Bão bụi khổng lồ chấm dứt mùa đông phía nam sao Hỏa

Trận bão bụi lịch sử năm 2018 " nuốt chửng" hành tinh đỏ, phá hủy các xoáy khí lạnh và đưa mùa xuân tới sớm ở nam bán cầu.

Đăng ngày: 28/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News