Rừng rậm Amazon đối mặt với "án tử"

Phần lớn rừng Amazon "chắc chắn có nguy cơ" biến mất trong thế kỷ tiếp theo nếu các áp lực lên khu rừng tiếp diễn.

Theo một nghiên cứu mới, phần lớn rừng Amazon đang phải đối mặt với "cái chết" do nạn phá rừng và hạn hán gây ra trong thế kỷ tiếp theo.

Rừng rậm Amazon đối mặt với án tử
Rừng Amazon đang phải đối mặt với "cái chết" do nạn phá rừng và hạn hán gây ra trong thế kỷ tiếp theo.

Theo nghiên cứu, tuy dự báo lượng mưa giảm thấp sẽ không khiến rừng Amazon chết hoàn toàn nhưng phần lớn của rừng "chắc chắn có nguy cơ", một trong các nhà nghiên cứu cho biết.

Chu kỳ vận hành của nước tại rừng Amazon được miêu tả là "một trong những điều tuyệt vời của tự nhiên". Thế nhưng khu rừng đã chịu nhiều áp lực từ ngành công nghiệp gỗ, nông nghiệp và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu mới xem xét chuyện gì sẽ xảy ra nếu mùa khô ở đây khắc nghiệt hơn, Independent đưa tin.

Rừng rậm Amazon đối mặt với án tử
Khu rừng đã chịu nhiều áp lực từ ngành công nghiệp gỗ, nông nghiệp và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa).

Các nhà khoa học nhận thấy có một vòng lặp, trong đó hạn hán khiến rừng ít cây hơn, và ít cây sẽ làm giảm lượng mưa.

Rừng nhiệt đới Amazon rộng đến nỗi nó có tác động quan trọng đến khí hậu toàn cầu.

Tiến sĩ Delphine Clara Zemp, thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, Đức, một trong những nhà khoa học tham gia cuộc nghiên cứu, cho biết: "Rừng nhiệt đới Amazon là một trong những yếu tố then chốt trong hệ thống của Trái Đất. Một mặt, lượng mưa giảm sẽ làm tăng nguy cơ mất rừng. Mặt khác, mất rừng có thể làm gia tăng hạn hán trong khu vực".

Rừng rậm Amazon đối mặt với án tử
Lượng mưa giảm sẽ làm tăng nguy cơ mất rừng và mất rừng có thể làm gia tăng hạn hán trong khu vực. (Ảnh minh họa).

"Vì vậy, nhiều hạn hán hơn có thể dẫn đến ít rừng hơn, và tiếp tục dẫn đến nhiều hạn hán. Vòng lặp như vậy tiếp diễn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hậu quả xảy ra với cây cối và khí quyển của rừng sẽ như thế nào".

Rừng Amazon vốn đã trải qua những thay đổi đáng kể về thời tiết.

Anja Rammig, thuộc Viện Potsdam, cho biết: "Ngày nay, mùa mưa ngày càng ẩm ướt hơn và mùa khô ở phía nam và đông Amazon ngày càng khô hơn. Mọi thứ xảy ra là vì thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển, ảnh thưởng tới việc đưa hơi nước đến các vùng nhiệt đới.

"Không rõ liệu việc này có tiếp tục hay không, nhưng những quan sát gần đây cho thấy khô hạn diện rộng có thể xảy ra trong mùa khô ở khu vực".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Miền Bắc ảnh hưởng lạnh cuối mùa, mưa rét độ ẩm tăng

Miền Bắc ảnh hưởng lạnh cuối mùa, mưa rét độ ẩm tăng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 15/3, ảnh hưởng của không khí lạnh cuối mùa, các tỉnh Đông Bắc Bộ có mưa nhỏ, trời rét.

Đăng ngày: 15/03/2017
Không khí lạnh gây mưa ở Bắc Bộ, chiều nay trời chuyển rét

Không khí lạnh gây mưa ở Bắc Bộ, chiều nay trời chuyển rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, không khí lạnh hiện đang tiến sát các tỉnh vùng núi phía Bắc, sẽ gây mưa cho khu vực Đông Bắc Bộ từ chiều hôm nay (14/3).

Đăng ngày: 14/03/2017
Vụ lở đất ở núi rác ở Ethiopia: Số người thiệt mạng tăng lên 48

Vụ lở đất ở núi rác ở Ethiopia: Số người thiệt mạng tăng lên 48

Ít nhất 48 người đã thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em, trong một vụ lở đất tại một núi rác ở khu ngoại ô thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.

Đăng ngày: 13/03/2017
Điều bí ẩn nào khiến cho lớp băng ở Nam Cực có màu xanh?

Điều bí ẩn nào khiến cho lớp băng ở Nam Cực có màu xanh?

Những tảng băng ở Nam Cực bỗng xuất hiện màu xanh kỳ lạ. Liệu đây có phải là điềm dữ nào chăng?

Đăng ngày: 13/03/2017
Tận dụng rác thực phẩm - sứ mệnh mới của công nghệ sinh học

Tận dụng rác thực phẩm - sứ mệnh mới của công nghệ sinh học

Vài năm trở lại đây, vấn đề lãng phí thực phẩm nổi lên như một nguyên nhân quan trọng gây thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường và gia tăng bất bình đẳng.

Đăng ngày: 13/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News