Ruồi giấm chết sớm vì không được "yêu"

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Michigan cho thấy khi ruồi giấm đực bị kích thích nhưng không được giao phối, chúng có thể sinh bệnh và chết sớm.

>>> Phát hiện ruồi cũng bị trầm cảm

TS Scott Pletcher và cộng sự đã thực hiện thí nghiệm gây kích thích hành vi giao phối ở ruồi giấm đực nhưng ngăn chúng thực hiện hành vi này.

Nhóm nghiên cứu thả ruồi giấm đực bình thường kề cận với ruồi đực đã biến đổi gene. Những ruồi đực biến đổi gene này tiết ra hormone sinh dục pheromone giống như ruồi cái. Dạng hormone này giúp ruồi đực nhận biết về tình huống sắp giao phối và bị kích thích. Tuy nhiên, rốt cuộc ruồi đực không thể giao phối được do đối tượng cũng là con đực.

Ruồi giấm đực bị nhử nhưng cuối cùng không được đáp ứng tỏ ra bị stress, giảm lượng mỡ lưu trữ trong cơ thể và dòng đời bị giảm đáng kể, khoảng 40%.

Ruồi giấm chết sớm vì không được yêu
Ruồi giấm đực bị kích thích nhưng không được giao phối có thể sinh bệnh và chết sớm. (Ảnh BBC)

Ruồi giấm thông thường có dòng đời khoảng 60 ngày, vốn được các nhà khoa học xem là sinh vật lý tưởng để nghiên cứu về sự lão hóa do các gene điều chỉnh dòng đời tác động và điều này đã được ghi nhận gần tương đương với con người.

Các nhà khoa học chú ý đến những tế bào thần kinh, đặc biệt là hóa chất do tế bào thần kinh tiết ra được gọi là neuropeptide F (NPF). Khi ruồi giấm đực tiếp cận với pheromone của ruồi cái nhưng không có cơ hội giao phối thì mức độ NPF trong cơ thể sẽ tăng cao. Khi NPF tăng cao sẽ gây thiệt hại về sinh lý và việc giao phối sẽ điều chỉnh NPF về mức bình thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News