Ruồi giấm có ích cho khoa học vũ trụ
Mới đây các nhà khoa học Anh đã thêm ruồi giấm vào danh sách các sinh vật có đóng góp lớn cho khoa học. Chúng có thể giúp các phi hành gia giải quyết nhiều thánh thức trong hành trình khám phá vũ trụ.
Tạp chí Royal Society Interface đưa tin, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên ruồi giấm - loài côn trùng nhỏ thích vo ve xung quanh trái cây, rau nhằm mô phỏng môi trường trọng lực trong không gian. Trước năm 1997, một nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thí nghiệm tương tự trên ếch, châu chấu và cá.
Richard Hill, tác giả nghiên cứu tại trường đại học Nottingham, Anh cho biết không gian vũ trụ được tạo bởi nam châm siêu dẫn lớn. Sử dụng ruồi giấm và nam châm siêu dẫn là phương pháp thí nghiệm tương đối rẻ và an toàn vì thí nghiệm được tiến hành từ mặt đất và không bị ảnh hưởng bởi trọng lực như khi bay vào không gian.
Ông cho biết thêm, những con ruồi bị tác động bởi nghịch từ do nam châm tạo ra. Chúng bay lơ lửng trong không trung và không chịu sự điều khiển nào.
"Nếu bạn có nam châm đủ lớn, nó có thể nâng một con người. Việc trôi nổi trên không xảy ra do các thực thể sống gồm hàng triệu hay hàng tỷ electron di chuyển quanh hạt nhân. Chúng bị thay đổi quỹ đạo khi gặp nam châm siêu mạnh, như trong thí nghiệm", ông Peter Main, một giáo sư vật lý giải thích.
Hill và nhóm nghiên cứu của ông theo dõi những con ruồi trong một khoảng thời gian. Họ bất ngờ khi thấy chúng di chuyển trong môi trường thí nghiệm giống khi di chuyển bên ngoài.
Họ cho rằng chúng làm được điều đó, có thể do chúng có khả năng di chuyển dễ dàng trong môi trường không trọng lượng hoặc chúng phản ứng nhầm lẫn giữa lên và xuống trong môi trường này.
Các nhà khoa học nhận định nghiên cứu này có thể được sử dụng để xem liệu con người và các loài sinh vật khác có thể phát triển, sinh sản và sống bình thường trong không gian hoặc trên các hành tinh khác.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
