Sa mạc Sahara sẽ hồi sinh nhờ biến đổi khí hậu?

Các nhà khảo cổ và khoa học đã đặt giả thuyết cách đây khoảng 12.000 năm, Sahara mang một vẻ đẹp trù phú, xanh tốt chứ không phải là một sa mạc khô cằn. Liệu vẻ đẹp này có hồi sinh khi biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra?

Sa mạc hóa và hạn hán không thể cứu vãn có phải là tất cả những gì chúng ta hình dung về châu Phi trước hiện tượng nóng lên toàn cầu? Tuy nhiên những bằng chứng mới mẻ lại vẽ nên một viễn cảnh hoàn toàn khác, nhiệt độ tăng lên có thể đem lại lợi ích cho hàng triệu người châu Phi ở những vùng khô hạn nhất của lục địa này. 

Sa mạc Sahara sẽ hồi sinh nhờ biến đổi khí hậu?

Những người chăn dê ở những cồn cát sa mạc vùng Sahel của Niger, Bắc Phi. Một vùng cỏ rộng lớn ở Bắc Phi trở nên xanh tốt đáng kể nhờ sự tăng lên của nhiệt độ, đây là nguồn lợi thật sự đối với những người sống ở vùng khô hạn nhất của lục địa. (Ảnh: National Geographic)

Các nhà khoa học đang nhìn thấy những dấu hiệu về sự xanh tốt của sa mạc Sahara và những vùng lân cận nhờ sự tăng lên của lượng mưa. Nếu được duy trì liên tục, những cơn mưa có thể đem lại nguồn sống mới và phục hồi việc trồng trọt ở những vùng bị tàn phá bởi hạn hán.

Xu hướng thu hẹp của sa mạc là do sự thay đổi của kiểu khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán kiểu khí hậu có thể lại giống thời điểm cách đây 12.000 năm, lúc Sahara còn là một thảo nguyên xanh tốt chứ không phải sa mạc như bây giờ.

Màu xanh đã trở lại sa mạc

Màu xanh của sự phục hồi được thể hiện trên hình ảnh vệ tinh của vùng Sahel, vùng bán sa mạc kéo dài khoảng 3.860km tại biên giới phía Nam của Sahara.

Theo một nghiên cứu mới trên tờ báo Biogeosciences, những bức ảnh vệ tinh được chụp vào năm 1982 và 2002 đã hé mở một màu xanh phủ khắp Sahel. Nghiên cứu này cho rằng thảm thực vật trong vùng trung tâm Chad và phía tây Sudan đã gia tăng đáng kể.

Theo nhà khoa học Martin Claussen của Viện Khí tượng học Max Planck ở Hamburg (Đức), sự biến đổi của vùng có thể xảy ra vì không khí nóng hơn có khả năng giữ ẩm và tạo mưa nhiều hơn. Claussen cho rằng khả năng giữ nước của không khí chính là yếu tố quyết định. 

Sa mạc Sahara sẽ hồi sinh nhờ biến đổi khí hậu?

Lược đồ sa mạc Sahara. (Ảnh: Internet)

Những bức ảnh vệ tinh không thể phân biệt được sự phủ xanh của thực vật là của cây lớn hay cỏ dại, như vậy không thể chắc chắn có sự hồi sinh hay không. Tuy nhiên, những khảo sát trên mặt đất gần đây cho thấy sự thay đổi của thảm thực vật là chắc chắn.

Stefan Kropelin là nhà khoa học khí tượng của Đại học Cologne, Đức, đã làm việc tại trung tâm nghiên cứu châu Phi hơn hai thập kỉ. Ông cho biết vùng Tây Sahara, khu vực Tây Nam Ai Cập và Bắc Sudan, có những loài cây mới như cây keo mọc lên sum suê. Những cây bụi mọc lên và phát triển thành những bụi lớn. Điều này hoàn toàn khác với việc có nhiều hơn những bụi cỏ nhỏ.

Năm 2008, Kropelin đã đến thăm Tây Sahara, lãnh thổ đang bị tranh chấp bởi Morocco. Những người du mục ở đây đã nói với Kropelin rằng họ chưa từng có nhiều mưa cũng như nhiều đồng cỏ cho gia súc như vậy một vài năm trước đây. Trước đây, Tây Sahara không có lấy một con bọ cạp hay một cọng cỏ. Nhưng bây giờ có nhiều người chăn thả lạc đà trên những vùng mà họ chưa từng chăn thả từ hàng trăm, hàng ngàn năm qua. Nhiều loài chim, đà điểu, linh dương, thậm chí một vài loài lưỡng cư đã xuất hiện ở vùng này. Kropeline khẳng định sự sinh sôi tiếp diễn từ hơn 20 năm nay và không thể chối cãi được.

Một tương lai không chắc chắn

Sự bùng nổ trong tăng trưởng thực vật từng được dự đoán dựa vào một vài kiểu khí hậu. Ví dụ, năm 2005, Reindert Haarsma – người dẫn đầu đội nghiên cứu của Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan ở De Bilt đã dự báo lượng mưa trong tương lai ở Sahel sẽ nhiều hơn đáng kể.

Một nghiên cứu đăng trên Geophysical Research Letters lại dự đoán lượng mưa trong mùa ẩm từ tháng 7 đến tháng 9 sẽ tăng 2mm/ngày cho tới năm 2080. Cũng theo Haarsma, dữ liệu của vệ tinh cũng trong suốt thập kỉ qua đã cho thấy Sahel thật sự trở nên xanh hơn. 

Sa mạc Sahara sẽ hồi sinh nhờ biến đổi khí hậu?

Cảnh quan sa mạc Sahara tại Chad. (Ảnh: National Geographic)

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng các nhà khoa học khí tượng không hề chắc chắn về cảnh quang Sahel trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu. Vẫn có một vài giả thiết cho rằng lượng mưa sẽ giảm. 

Claussen của Viện Max Planck’s cho biết Bắc Phi là vùng xảy ra tranh luận nhiều nhất về các kiểu thay đổi khí hậu. Ông nói thêm, dự báo về sự tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với khu vực này là vô cùng phức tạp. Bởi vì sự rộng lớn của khu vực cùng những ảnh hưởng không thể dự báo về gió cao áp cận nhiệt – loại gió làm phân tán gió mùa mang mưa đến cho khu vực. Tóm lại, một nửa những kiểu khí hậu sẽ theo khuynh hướng ẩm hơn, còn một nửa lại khô hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News