Sách loại bỏ hơn 99% vi khuẩn trong nước bẩn
Một cuốn sách với các trang giấy có thể xé ra để lọc nước uống đã cho kết quả khả quan trong những thử nghiệm sơ bộ.
Lọc vi khuẩn trong nước bẩn bằng sách
Cuốn sách mang tên "drinkable book" (sách uống được) bao gồm những trang giấy được xử lý bằng phân tử nano bạc hoặc đồng, có thể giết vi khuẩn khi nhúng vào nước. Trong thử nghiệm với 25 nguồn nước nhiễm bẩn ở Nam Phi, Ghana và Bangladesh, các trang sách đã loại bỏ thành công hơn 99% vi khuẩn.
Bước tiếp theo là thử nghiệm cuốn sách ở phạm vi lớn hơn. (Ảnh: Kristine Bender.)
Giáo sư Teri Dankovich ở Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh, Mỹ đã phát triển và thí nghiệm công nghệ này trong vài năm qua và vừa công bố các kết quả tại hội thảo toàn quốc lần thứ 250 của Hiệp hội hóa học Mỹ.
Hướng dẫn sử dụng được in trên trang sách bằng tiếng Anh và tiếng địa phương. (Ảnh: BBC.)
Theo giáo sư Dankovich, sản phẩm hướng đến cộng đồng ở các nước đang phát triển trong điều kiện 663 triệu người trên thế giới không có nguồn nước sạch.
"Tất cả những gì bạn cần làm là xé một trang giấy, đặt nó vào bình lọc và đổ nước sông, nước suối hay nước giếng vào. Kết quả thu được là nước sạch đã hết vi khuẩn," giáo sư Dankovich chia sẻ với BBC News.
Vi khuẩn trong nước bị tiêu diệt sau khi hấp thụ các ion bạc hoặc đồng lan tỏa qua trang sách. Thí nghiệm cho thấy một trang sách có thể làm sạch 100 lít nước. Một cuốn sách có thể lọc nguồn cung cấp nước cho người sử dụng trong 4 năm.
Giáo sư Dankovich đã thử sản phẩm trong phòng thí nghiệm với nước thải nhân tạo và tiếp tục nghiên cứu thực địa trong hơn hai năm qua. "Một khu vực có lượng vi khuẩn rất cao bởi nước cống chưa qua xử lý đổ thẳng xuống dòng suối. Nhưng chúng tôi thực sự ấn tượng với hiệu quả do trang sách đem lại. Nó có thể diệt gần như hoàn toàn vi khuẩn trong mẫu nước," giáo sư Dankovich cho biết.
Giáo sư Daniele Lantagne, một kỹ sư môi trường ở Đại học Tufts, Mỹ, nhận xét dữ liệu thử nghiệm rất khả quan nhưng chưa cho thấy rõ khả năng loại bỏ các tổ chức vi sinh vật gây bệnh khác như động vật nguyên sinh và virus. Lantagne nhấn mạnh: "Nhóm nghiên cứu đã đạt được bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài."

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
