Sài Gòn chìm trong "sương" do ô nhiễm

Hai ngày qua TP HCM bị lớp sương mù bao phủ đến tận trưa, mà theo chuyên gia khí tượng đây là "mù khô" - xuất hiện do không khí ô nhiễm.

Sài Gòn chìm trong màn sương vì không khí ô nhiễm

Sương mù xuất hiện từ hai ngày nay vào buổi sáng sớm đến tận trưa tại khu vực quận 1, 2, 4, 7, 9, 12... Trên sông Sài Gòn, lớp không khí mờ đục, mù mịt bao phủ mặt nước. Người đứng trên bờ không thể nhìn thấy tàu thuyền đang di chuyển.


Các tòa nhà cao tầng chìm trong "mù khô" từ sáng đến 14h vẫn chưa tan. (Ảnh: Hữu Công).

Đến sáng 6/10, sương mù dày đặc ở hầu hết các quận, huyện tại TP HCM làm tầm nhìn hạn chế. Các tòa nhà cao tầng dọc khu vực sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh... đều bị che lấp bởi lớp sương mù trắng đục, đến 13h vẫn chưa tan.

"Đứng ở lầu năm công ty tại quận 7 nhìn sang quận 1 thấy khung cảnh mờ ảo, trông như Đà Lạt. Nhưng không biết sương mù có ảnh hưởng đến sức khỏe không nữa", nữ nhân viên văn phòng tên Thanh băn khoăn.


14h, cầu Phú Mỹ nối quận 2 và quận 7 vẫn chìm trong "mù khô". (Ảnh: Hữu Công).

Trao đổi với PV, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ Đặng Văn Dũng cho biết, hai hôm nay không chỉ TP HCM mà một số tỉnh thành ở Nam bộ đều có hiện tượng mù. Tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng sớm khi độ ẩm trêm 90% gọi là mù ướt, sau 8-9h sáng khi độ ẩm xuống dưới 75% thì gọi là mù khô.

"Mù khô này do khói bụi ô nhiễm lơ lửng ở lớp không khí gần mặt đất. Gặp những ngày gió yếu, những hạt bụi li ti không khuếch tán được nên tích tụ lại", ông Dũng giải thích.


Đứng từ quận 4 nhìn về hướng quận 1, tòa nhà Bitexco cao nhất TP HCM chìm trong "sương". (Ảnh: Hữu Công).

Cũng theo ông Dũng, do gió Tây Nam đang hoạt động yếu nên tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài ba ngày tới. Ngoài ra, thời điểm giao mùa như tháng 9-10-11, mù khô sẽ lặp lại khá nhiều lần.

"Nó sẽ gây hạn chế tầm nhìn, cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người dân khi ra đường nên mang khẩu trang. Đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp", ông Dũng khuyến cáo.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố đang diễn biến ngày càng phức tạp, 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người. Trong đó, luợng bụi lơ lửng sinh ra từ khói, bụi đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu.

Nguyên nhân được xác định là do lưu luợng các loại xe, nhất là ôtô tải lưu thông qua khu vực lên đến hàng chục nghìn lượt mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng thường xuyên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News