Sai lỗi trong bức tranh nổi tiếng của Leonardo da Vinci
Là tác giả các bức họa nổi tiếng thế giới, Leonardo da Vinci còn được biết đến với tư cách là nhà giải phẫu học tài ba cùng những bản phác thảo 500 năm tuổi mô tả các bộ phận trong cơ thể con người chính xác đến kinh ngạc. Tuy nhiên, ngay cả thiên tài cũng có lúc mắc sai lầm và bức vẽ minh họa hệ thống sinh sản ở nữ giới của ông là một ví dụ.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự khó khăn trong việc tìm kiếm xác chết phụ nữ phục vụ cho quá trình nghiên cứu vào thời điểm đó, nhà giải phẫu học lâm sàng Peter Abrahams đến từ trường Đại học Y Warwick (Anh) giải thích.
Thời của Leonardo, các chuyên gia thường phải mổ xẻ những xác chết vô thừa nhận của kẻ say rượu hay người lang thang. Tuy nhiên, những thi thể này hầu hết đều là nam giới, thế nên họ không có nhiều cơ hội nghiên cứu trên nữ giới, Abrahams nói. Ngoài ra, đây còn là một công việc vô cùng khủng khiếp vì chỉ sau 2 đến 3 ngày, xác chết bắt đầu quá trình phân hủy và bốc mùi khó chịu.
Bức phác họa của Leonardo da Vinci mô tả một bào thai
nằm trong bụng mẹ. (Nguồn: Bộ sưu tập Hoàng gia Anh)
Nhưng dù sao Leonardo da Vinci vẫn còn may mắn hơn nhà giải phẫu học La Mã Galen rất nhiều khi được tiếp xúc và phân tích từ cơ thể người chứ không phải dựa trên xác động vật.
Những bức phác họa của Leonardo cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về cơ chế hoạt động các bộ phận cơ thể, nhiều phần trong số đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
Giải phẫu học hiện đại chỉ mới bắt đầu phát triển trong 60 năm qua. Leonardo là người đầu tiên vẽ chính xác đường cong của cột sống. Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên mô tả hình ảnh một bào thai nằm ở tử cung hay hé mở cách thức máu di chuyển khắp cơ thể - một bí ẩn mãi đến năm 1628 (hơn một thế kỷ sau khi ông qua đời) mới được giải quyết.
Mặc dù vậy, nhiều chi tiết trong bản vẽ cơ quan sinh sản nữ lại không đúng với thực tế. Theo đó, xương chậu, cổ tử cung và một số phần khác có vẻ giống động vật hơn là con người, Abrahams tiết lộ.
Hiện nay, tất cả các bức vẽ này đều nằm trong Bộ sưu tập Hoàng gia Anh và đang được trưng bày tại Phòng triển lãm Queen's Gallery thuộc Cung điện Buckingham cho đến đầu tháng 10.
Tham khảo: Livescience

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
