Sam biển và những nguy cơ

Có thể con sam với một số người trông hơi cổ quái, hay giống một thứ đồ chạy pin hoặc cũng có thể giống chiếc máy hút bụi Roomba mà Wilma Flintstone sáng chế. Nhưng đối với những học sinh lớp 6 trường Columbus tại Bridgeport, điều kì quái nhất về con vật đội mũ bảo hiểm bằng đồng bò đi bò lại vụng về dọc bãi biển không phải là ngoại hình mà là kích cỡ của nó.

Một cậu bé chỉ vào đôi sam bám lấy nhau, con bé hơn có lẽ chỉ có bề ngang của 7 inch bám chắc lấy phần đuôi của con có kích cỡ lớn hơn nhiều. Có phải con sam con đang được mẹ nó cõng trên lưng? Câu trả lời là không. Jennifer H. Mattei – trưởng khoa sinh học thuộc đại học Sacred Heart tại Fairfield kiêm trưởng đoàn thám hiểm đã giải thích hiện tượng này. Chúng đều là những con trưởng thành, một đực một cái, con cái chính là con to khỏe hơn ở phía trước.

Tiến sĩ Mattei giải thích rằng đối với loài sam, con cái trưởng thành to hơn con đực khoảng 25 - 30%. Thông tin này có thể khiến nhiều cô bé hả hê còn các cậu bé thì bực tức. Tại sao con cái lại to hơn? Cậu con trai có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi đó. Chắc phải có một lý do nào đó.

Câu trả lời cho câu hỏi trên liên quan khá chặt chẽ với nguyên nhân mà các học sinh của Cheryl Crevier bạo miệng nói ra vào một buổi sáng tháng 6 đẹp trời trên bờ biển Long Island Sound. Cầm bìa kẹp hồ sơ trên tay và thước đo quấn quanh cổ, 22 đứa trẻ đến bờ biển để bắt, đo kích cỡ và gắn thẻ vào càng nhiều con sam Mỹ càng tốt, hay còn gọi là Limulus polyphemus – một trong những loài cổ nhất và rắn chắc nhất trên trái đất. Hóa thạch tìm thấy năm nay tại Manitoba tiết lộ rằng cấu trúc cơ thể của loài sam hầu như không thay đổi trong vòng 445 triệu năm nay.

Sam biển và những nguy cơ

(Ảnh: Serge Bloch)

Chuyến đi của các em học sinh là một phần trong dự án lớn tiến hành từ Maine đến Floria khi các nhà nghiên cứu và tình nguyện viên chạy đua để tận dụng mùa xuân – mùa giao phối của loài sam. Lúc này chúng rời nơi trú đông tại đáy biển hướng đến dải đá ngầm rồi lên bờ biển để sinh sản, khi đó có thể đếm số lượng của chúng dễ dàng. Các chuyên gia rất nóng lòng muốn biết liệu sự ngờ vực của họ có chính xác hay không về việc loài sam bị khai thác quá nhiều làm mồi câu khiến số lượng sam đang dần sụt giảm.

Số lượng sam suy giảm sẽ là một bi kịch, các nhà nghiên cứu cho biết, không chỉ vì những sinh vật này rất dễ thương, lôi cuốn, nó xuất hiện trước thời đại của khủng long khoảng 200 triệu năm mà còn vì có rất nhiều dạng sống phải phụ thuộc vào chúng. Mùa đẻ trứng hàng năm của loài sam thu hút hàng trăm loài chim di trú, cá săn mồi, bò sát, lưỡng cư và nhiều đối tượng tìm kiếm thức ăn khác sẵn sàng xơi tái những quả trứng Limulus tươi mới giàu chất dinh dưỡng. Tiến sĩ Mattei cho biết: “Trứng sam giống như thịt bò mềm. Chúng là món thường trực trong menu”.

Đồng thời đây là một nguồn cung cấp rất dồi dào. John Tanacredi – giáo sư khoa học trái đất và đại dương thuộc trường Dowling tại Oakdale, New York – nói rằng: “Một con sam cái đẻ khoảng 80.000 quả trứng mỗi năm, và khoảng 4 triệu trứng trong suốt cuộc đời của nó”.

Con người chúng ta cũng phụ thuộc nhiều vào những cư dân dưới biển cổ xưa này. Chúng ta chiết xuất một loại protein trong máu của chúng – loại protein đặc biệt nhạy cảm với độc tố của vi khuẩn được sử dụng nhằm thử nghiệm các phương pháp phẫu thuật cũng như thử nghiệm dược phẩm trong tĩnh mạch để bảo đảm độ an toàn. Thêm nữa, thị giác tương đối đơn giản của loài sam khiến chúng trở thành hệ thống mô hình lý tưởng nhằm giải mã bản chất của thị lực. Giáo sư nhãn khoa Robert B. Barlow thuộc Đại học bang New York thuộc Đại học Y Upstate cho biết: “Chỉ với đôi mắt của con sam, chúng ta mới có thể dự đoán dây thần kinh nào trong võng mạc sẽ gửi tín hiệu đến não khi tiếp nhận hình ảnh”.

Các học sinh trường Columbus sau khi được trấn an rằng con sam vô hại, đồng thời được giúp trút bỏ sự e dè sợ hãi khi cầm một thứ mà nếu lật ngửa nó lên trông nó giống một con bọ cạp to lớn hoặc một con nhện nhiều hơn là giống một con cua như cua Dungeness, cuối cùng bọn trẻ cũng thực hiện công việc một cách thích thú, hồ hởi.

Chúng xúc những con sam ra khỏi nước một cách cẩn thận rồi cầm lấy chúng như được hướng dẫn, dễ dàng như cầm bát súp vậy. Sau đó lũ trẻ chọc những cái lỗ nhỏ trên lớp vỏ kitin rắn chắc của con sam bằng một dụng cụ do tiến sĩ Mattei cùng các cộng sự Mark Beekey và Barbara Pierce chế tạo. Trước khi con sam bị rỉ máu lũ trẻ sẽ cài tấm thẻ màu trắng có đánh số vào. Máu của loài sam rất đặc biệt bởi chúng có màu xanh, đó là do trong máu sam có đồng với vai trò làm chất vận chuyển ôxi thay vì sắt như trong máu của chúng ta.

Khi thực hiện công việc, lũ trẻ đã được học về con sam, chúng sử dụng cái đuôi như chiếc rìu phá băng để rẽ nước, để trở lại tư thế bình thường khi bị lật ngửa trên cát như thế nào, tại sao chúng là một loài sẵn sàng ăn sinh vật phù du, cá và giun, tại sao chúng lại không có hàm để nhai nhưng lại có thể nghiền thức ăn nhờ các gai cứng trên chân hay tại sao cổ họng bên trong của chúng lại chứa cát và sỏi.

Tiến sĩ Mattei đã giải thích vào lúc thủy triều lên, những con sam rắn chắc được coi là những điền trang thực thụ. “Có trên 20 loài sinh vật sống trên vỏ con sam”, trong đó bao gồm con hàu, trai xanh, bọt biển, giun dẹp, đỉa – những loài ăn bám không mang lại lợi ích cho con sam nhưng cũng không thường xuyên làm hại nó.

Bà đã mô tả vòng đời của con sam. Con vật phải lột xác khoảng 17 lần để đạt được kích cỡ trưởng thành khi được 9 năm tuổi. Con đực sau lần lột vỏ cuối cùng có được “đôi găng tay đấm bốc” đặc biệt ở càng phía trước. Chúng thường sử dụng đôi găng tay này để thực hiện công việc quan trọng là bám vào đuôi của con cái, mỗi lần như thế kéo dài cả mấy tháng trời. Khi kết hợp với nhau, con đực và con cái không giao phối. Nhưng mỗi khi con cái đẻ trứng, con đực đã có được vị trí thuận lợi để thụ tinh cho trứng.

“Con cái có kích cỡ lớn hơn con đực để phục vụ cho chức năng mang trứng của nó”. Ngược lại, tinh trùng của con đực như tơ nhện. Hiếm khi xảy ra trận chiến tranh giành giữa hai con đực với nhau. “Con nào đến trước sẽ giành chiến thắng”. Đây là chiến lược sinh sản có lẽ có tác dụng bù đắp cho những kẻ tí hon.

Nhưng đôi khi cũng có những kẻ đến trước lại là những con sam máu nóng to lớn với đôi càng khỏe mạnh. Một vài năm gần đây, thị trường châu Á buôn bán lươn Bắc Mỹ và thịt ốc xà cừ tăng trưởng rất nhanh khiến cho những con sam cái đang có mang trở thành mồi câu lý tưởng. Ngay cả những con sam cái to khỏe cũng không thể tồn tại nếu tất cả số trứng của nó đều nằm trong rổ của người đánh cá.

Từ khóa liên quan:

đại dương

sam biển

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News