San hô xơi tái sứa

Sứa trăng khá to và di chuyển nhanh, nhưng chúng lại bị nuốt chửng bởi một loài sinh vật biển hầu như bất động là san hô nấm.

Sứa bị hút vào miệng san hô nấm ở biển Đỏ. Ảnh: Omri Bronstein.

Một số nhà khoa học của Đại học Bar-Ilan và Đại học Tel Aviv (Israel) chụp được cảnh những con sứa trăng (Aurelia aurita) bị hút vào miệng san hô nấm (Fungia scruposa) khi họ khảo sát những rặng san hô ở biển Đỏ hồi đầu năm nay.

"Trong lúc khảo sát chúng tôi nhìn thấy một số san hô nấm chủ động nuốt sứa trăng. Chúng tôi vô cùng sửng sốt trước cảnh tượng ấy", Ada Alamaru, một thành viên trong nhóm, kể với Daily Mail.

Theo Alamaru, đàn sứa bơi xuống phía dưới để tránh chim biển và rùa biển, nhưng lại bị san hô nấm nuốt. Những cảnh tượng tương tự xảy ra phổ biến dưới đáy biển, song chúng ta hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường. Điều mà các nhà khoa học quan tâm là: san hô bắt sứa bằng cách nào?

San hô nấm - có đường kính khoảng 25 cm - hầu như không chuyển động mặc dù chúng không bị gắn chặt xuống đáy biển.

"Đây là lần đầu tiên cảnh tượng san hô ăn những con sứa có kích thước tương đương được ghi lại. Trên thực tế chúng tôi nhìn thấy hành vi ấy ở nhiều san hô, chứ không phải một", Alamaru tuyên bố. 

Các nhà khoa học phát hiện cảnh tượng san hô nấm ăn sứa trăng khi khảo sát các rặng san hô ở biển Đỏ. Ảnh: Daily Mail.


Daily Mail cho biết, san hô nấm có miệng rộng, sống cố định và không kết hợp với nhau để tạo thành rặng san hô. Đây là những điểm trái ngược với phần còn lại của thế giới san hô. Thức ăn chủ yếu của chúng là những sinh vật phù du (có kích thước tối đa khoảng 25 mm). Trong khi đó sứa trăng có đường kính tới 130 mm - bằng một nửa so với kích thước san hô nấm.

Alamaru cho rằng việc ăn sứa trăng có thể giúp san hô nấm bổ sung nhiều loại protein có giá trị. Bà nói số lượng sứa trong các đại dương tăng vọt vài năm gần đây do tình trạng ấm lên toàn cầu.

"Khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn và tận dụng sự bùng nổ số lượng sứa giúp san hô nấm có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các loài san hô khác", Alamaru bình luận.

Phát hiện của Alamaru và các đồng nghiệp được đăng trên tạp chí Coral Reefs, ấn phẩm của Hiệp hội nghiên cứu san hô quốc tế.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 21/04/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 14/04/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News