Sản xuất điện từ khí độc của Biển Đen
Biển ô nhiễm lớn nhất trái đất có thể cung cấp một lượng điện vô tận cho loài người nhờ khí độc trong nước của nó.
Một phần Biển Đen nhìn từ lãnh thổ Nga. Ảnh: mapofukraine.net.
National Geographic cho biết, Biển Đen, một biển nằm gọn trong đất liền ở Đông Âu, hầu như không có sự sống trong mấy thập kỷ qua bởi tình trạng ô nhiễm trong các dòng sông đổ vào nó. Chỉ có một số loài vi khuẩn có khả năng tồn tại trong nước ô nhiễm nặng của Biển Đen.
Những dòng chất thải độc hại từ 17 quốc gia châu Âu khiến lượng oxy trong nước Biển Đen giảm dần. Tình trạng đó làm tăng nồng độ khi hydro sunfua (H2S) trong nước biển.
H2S hủy diệt sự sống, song nếu con người có thể tách khí H từ H2S thì nó sẽ trở thành một dạng năng lượng sạch mới.
“Chúng tôi cần năng lượng sạch trong khi châu Âu có một vấn đề ô nhiễm môi trường cần giải quyết. Lấy H từ biển ô nhiễm có thể tạo ra nguồn năng lượng tái sinh, đồng thời giảm ô nhiễm nước biển”, Mehmet Haklidir, một nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Tubitak Marmara tại Gebze-Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ, nhận xét.
Mặc dù nghiên cứu của Haklidir và các đồng nghiệp mới chỉ ở giai đoạn đầu, các nhà khoa học vẫn cho rằng con người có thể tách H từ H2S bằng nhiều quá trình – như nhiệt, điện hóa học hay quang hóa.
Theo National Geographic, phân hủy H2S bằng nhiệt là quá trình trực tiếp nhất. Các nhà khoa học có thể đưa H2S vào môi trường có nhiệt độ từ 800 tới 1.500 độ C để tách khí H.
Sau đó họ đưa H vào các hang ngầm dưới đáy biển. Vùng Biển Đen thuộc địa phận Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều hang ngầm.
Kizilelma, hang dài thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể trở thành nơi chứa khí H lý tưởng nếu nó không có lỗ hổng hay vết nứt nào có thể khiến khí rò rỉ ra ngoài.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
