Sản xuất diesel sinh học từ nấm
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Năng lượng và nhiên liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, trong quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất diesel sinh học, ngoài đậu tương, cọ và các loại thực vật chứa dầu có thể dùng làm thức ăn, còn có một loại nguyên liệu nhiều hứa hẹn: nấm hay mốc. Đây là loại vật liệu tạo ra lượng lớn diesel sinh học thân thiện với sinh thái với giá thành thấp.

Victoriano Garre và các cộng sự của nghiên cứu cho rằng các khu công nghiệp thường sản xuất diesel sinh học từ dầu thưc vật như hạt nho, cọ và đậu. Tuy nhiên, việc sản xuất mở rộng từ các nguồn này có thể làm tăng sự thiếu hụt lương thực và giá lương thực tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu sinh học, các nhà khoa học đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu khác ngoài thực vật. Những vi sinh vật như nấm chiếm rất ít diện tích để sinh trưởng là những “ứng cử viên” lý tưởng. Tuy nhiên, đầu tiên các nhà khoa học phải tìm ra loại nấm có thể tạo ra một lượng lớn dầu diesel sinh học.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã mô tả quá trình chuyển hóa dầu từ một loại nấm có tên khoa học là Mucor circinelloides thành diesel sinh học thậm chí không cần chiết xuất dầu từ những cây trồng đang phát triển. Diesel sinh học thu được từ nấm đã đáp ứng yêu cầu thương mại của Hoa Kỳ và châu Âu và có thể được sản xuất trên quy mô thương mại.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
