Sản xuất năng lượng sinh học từ loài cây bị bệnh
Mạng thông tin công nghệ CNET hôm 16/4 cho biết, công ty Cobalt của Mỹ vừa tìm ra phương pháp sản xuất ethanol sinh học từ một loài cây đã chết do sự phá hoại của bọ cánh cứng.
Theo công ty Cobalt, năng lượng sinh học này khi trộn lẫn với dầu khí, dầu diesel hoặc nhiên liệu hàng không có thể được dùng trong sản xuất nhựa.
Cho đến thời điểm hiện tại, công ty Cobalt đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ những phế liệu gỗ. So với nhiên liệu truyền thống, nhiên liệu được trộn 12% năng lượng sinh học có thể giảm thiểu 85% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Công ty Cobalt cho biết, nhiên liệu sinh học mới được sản xuất này có thể thay thế ethanol.
Vào tháng Một vừa qua, Cobalt đã chính thức khai trương một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.
Nguyên lý sản xuất năng lương sinh học từ nguyên liệu gỗ là, trước tiên công ty này sử dụng một loại men tự chế để tiến hành lên men vật liệu gỗ, sau đó chuyển hóa chúng thành butanol.
Vì các vật liệu gỗ này đã bị loài bọ cánh cứng phá hoại và làm chết, do đó chúng hàm chứa tính độc, vì vậy các nhà khoa học đã áp dụng quy trình tiền xử lý để xử lý vật liệu gỗ.
Theo người phát ngôn của Cobalt, quy trình tiền xử lý giúp tiết kiệm tiêu hao năng lượng.
Các phương tiện truyền thông cho biết, bọ cánh cứng là một mối nguy hại rất lớn cho các khu rừng ở Mỹ và Canada.
Công nghệ trên nếu được ứng dụng thành công sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp biến các loại phế liệu gỗ thành nhiên liệu hữu ích./.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè
Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.
