Sản xuất nhiên liệu từ khí ợ hơi của bò
Các nhà khoa học Argentina đã tìm ra một cách để biến khí ợ hơi, do hệ tiêu hóa của những con bò tạo ra, thành nhiên liệu. Họ tuyên bố, cải tiến này có thể làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
>>> Đo khí thải của bò để chống biến đối khí hậu
Viện Công nghệ nông nghiệp quốc gia Argentina (INTA) đã nảy ra ý tưởng sử dụng một hệ thống van và bơm để thu thập và khí ợ hơi của bò.
Kỹ thuật thử nghiệm mới đã dẫn truyền khí tiêu hóa từ khoang bụng của bò qua một chiếc ống và đổ vào một bể chứa. Khí thu được sau đó được xử lý để phân tách methane khỏi các chất khí khác, chẳng hạn như carbon dioxite.
Khí do những con trâu, bò thải ra chiếm khoảng 30% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Argentina. (Ảnh: Reuters)
Methane là thành phần chính của khí đốt tự nhiên, được sử dụng làm nhiên liệu cho nhiều thiết bị, từ xe hơi tới nhà máy điện. Một đàn gia súc trung bình thải 250 - 300 lít khí methane tinh khiết mỗi ngày, đủ cung cấp năng lượng cho một tủ lạnh chạy suốt 24 giờ.
Guillermo Berra, trưởng phòng sinh lý học động vật của INTA, nhấn mạnh: "Sau khi nén khí methane thu được từ quá trình xử lý khí ợ hơi của bò, chúng ta sẽ thu được sản phẩm tương tự như khí đốt tự nhiên. Hiện cách tạo nguồn năng lượng kiểu này chưa thực sự khả thi, nhưng đến năm 2050, khi các nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt, đây thực sự sẽ là một nguồn năng lượng thay thế".
Argentina là một trong những nước xuất khấu thịt bò hàng đầu thế giới, với khoảng 51 triệu đàn gia súc. Khí do những con trâu, bò này thải ra chiếm khoảng 30% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước này, theo INTA. Vì vậy, việc tận dụng khí ợ hơi để sản xuất nhiên liệu cũng là một cách để giảm bớt tình trạng này.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
