Sản xuất nhiên liệu từ túi nilon
Đừng ném bỏ những chiếc túi nilon đựng hàng mua về hàng ngày, vì có thể một ngày nào đó, nó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho chiếc xe của bạn.
Các nhà khoa học của Đại học Illinois, Mỹ đã phát triển một phương pháp giúp “chế biến“ những chiếc túi nilon thành dầu diesel, khí đốt và các sản phẩm xăng dầu hữu ích khác. Những phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Công nghệ chế biến nhiên liệu.
Số năng lượng cần cho quá trình chuyển đổi túi nilon thành sản phẩm nhiên liệu sẽ ít hơn số năng lượng mà quá trình này tạo thành trong khi các chế phẩm có được sẽ đa dạng và dễ dàng pha chế với dầu diesel thành các loại nhiên liệu thông dụng. Trước đây, các quá trình tái chế sản phẩm đều không có tính khả thi do tốn nhiều năng lượng. Theo chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, Tiến sĩ Brajendra Sharma, các chế phẩm thông thường chiết xuất từ dầu mỏ chẳng hạn như dung môi, xăng, dầu bôi trơn, sáp, dầu động cơ và dầu thủy lực... đều có thể “chế biến” từ túi nilon. Ông nói: “Bạn chỉ có thể thu được từ 50-55% nhiên liệu từ chưng cất dầu thô, nhưng từ các sản phẩm nhựa này vốn có nguồn gốc từ dầu khí, chúng tôi có thể chế biến được nhiên liệu với hiệu suất lên đến 80%”.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Sharma đã nghiên cứu sâu hơn nữa bằng cách chuyển nhiêu liệu thu được từ quá trình chiết xuất nhựa nilon thành các sản phẩm xăng dầu khác nhau đó có thể được sử dụng cho vô số các mục đích. Các nhà nghiên cứu đã có thể pha trộn lên đến 30% diesel có nguồn gốc từ nhựa vào diesel thông thường và chúng không có vấn đề về tương thích với dầu diesel sinh học, Tiến sỹ Sharma cho biết .
Phát hiện mới này cũng có ý nghĩa rất lớn về môi trường. Hàng trăm tỷ túi nhựa được vứt bỏ mỗi năm trên khắp thế giới, và ước tính chỉ có 1/8 số đó được tái chế. Số còn lại kết thúc trong các bãi chôn lấp hoặc thải ra môi trường. Túi nhựa chiếm một phần lớn rác trôi nổi trên đại dương là nguyên nhân gây tử vong của nhiều loài động vật hoang dã và ô nhiễm môi trường sống.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
