Sản xuất phân vi sinh từ bã thải sắn
Do chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên bã thải sắn thường được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp thì không mang lại hiệu quả cao, lại gây mùi hôi khó chịu nên một số nghiên cứu hiện đang tìm cách tái chế nguồn bã thải sau chế biến tinh bột sắn thành phân bón hữu cơ bằng cách sử dụng vi sinh vật.
Nhóm tác giả Lương Hữu Thành (Viện Môi trường Nông nghiệp) và Nguyễn Kiều Bằng Tâm (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cũng đi theo hướng nghiên cứu này.
Sử dụng bã thải sắn để sản xuất phân vi sinh
vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa giúp giảm thiểu ô
Hai tác giả đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật do Bộ môn Vi sinh Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp cung cấp (thành phần chính gồm xạ khuẩn, nấm men, vi khuẩn với hoạt tính phân giải xenlulozơ, tinh bột và phân giải phốt phát khó tan), sau đó cho ủ cùng bã thải sắn theo phương pháp ủ compost có bổ sung thêm các nguyên liệu phụ như rỉ mật, ure, kali, super lân, vôi bột.
Kết quả cho thấy, sau 45 ngày ủ, bã thải có màu nâu, tơi xốp, không có mùi; độ pH trung bình; hàm lượng chất hữu cơ giảm xuống hơn 50% và không phát hiện thấy có các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt, kiểm tra độ hoai, tính an toàn đối với cây trồng của sản phẩm thì thấy bã thải đã hoai và đảm bảo an toàn đối với cây trồng – Tạp chí Khoa học Đất số 36/2011 cho biết.
Trên thực tế, phương pháp sản xuất phân vi sinh từ chất thải sản xuất tinh bột sắn cũng đã được một số đơn vị áp dụng khá thành công, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè
Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.
