Sản xuất xăng từ… vi khuẩn tiêu chảy
Vi khuẩn Escherichia Coli có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Nhưng mới đây, các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng nó phục vụ mục đích hữu ích: Tạo ra xăng.
>>> Sản xuất xăng từ không khí
>>> Sản xuất "xăng" xe hơi từ bã rượu
Việc biến đổi gene vi khuẩn Escherichia Coli (hay khuẩn E. coli, ký sinh trên đường ruột) tạo nhiên liệu sinh học không phải mới. Hồi tháng 4 vừa qua, các nhà khoa học Anh đã phát triển một quy trình để các vi khuẩn biến đổi gene có thể tạo thành một loại dầu tương tự diesel, tiếp nối nghiên cứu của Công ty Công nghệ sinh học LS9 của Mỹ năm 2010.
Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu - GS Lee Sang-yap thuộc Viện Khoa học và Công nghệ nâng cao Hàn Quốc - đây là bước đột phá khá quan trọng bởi xăng là loại nhiên liệu đắt hơn dầu diesel và có tính thương mại cao. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature hôm 30/9.
Biến đổi gene vi khuẩn E. coli có thể sản xuất xăng. (Ảnh: infobae.com)
"Tầm quan trọng của bước đột phá này là không cần trải qua một quá trình tạo xăng từ vi khuẩn E. coli. Chúng tôi đã thành công trong việc chuyển đổi sinh khối hoặc glucose trực tiếp thành xăng. Loại xăng mà chúng tôi tạo ra có thể sử dụng cho xe hơi. Nó có thành phần và tính chất hóa học giống hệt các loại nhiên liệu đốt thông thường", GS Lee nói với tờ The Wall Street Journal.
Theo ông Lee, khi vi khuẩn E. coli bị hấp thu bởi đường có trong thực vật hoặc các cây trồng phi thực phẩm khác, chúng sẽ sản xuất ra loại enzyme chuyển đổi đường thành axit béo, sau đó biến thành hydrocacbon – cấu trúc hóa học có trong những nhiên liệu khí đốt đang được thương mại.
Tuy nhiên, vị GS này cho biết ngày xe hơi sử dụng loại “xăng vi khuẩn” này vẫn còn xa. Hiện phòng thí nghiệm KAIST của ông Lee chỉ có thể tạo vài giọt nhiên liệu mỗi giờ và chiết xuất được khoảng 580 mg xăng từ 1 lít glucose tự nhiên.
“Mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là sản xuất 3g xăng trong một giờ, sau đó nâng nó lên đến 10g, thậm chí là 20g. Sau đó, chúng tôi sẽ thương mại hóa sản phẩm”, Giáo sư nói.
Trong khi nhiên liệu sinh học được xem là sự thay thế sạch hơn so với nhiên liệu hóa thạch, nhiều lập luận phản đối việc sử dụng chúng do lo sợ việc chuyển hướng cây trồng nhằm sản xuất năng lượng, đẩy giá thực phẩm lên cao.
Ông Lee phản bác những ý kiến đó và cho biết: “Tôi biết có những tranh cãi về thực phẩm và nhiên liệu nhưng tôi không đồng tình với tranh luận đó. Có hàng tấn sinh khối đang bị lãng phí mỗi ngày và rất nhiều loại nhiên liệu sinh khối có thể sử dụng. Chúng ta có thể tạo ra năng lượng mà không tổn hại đến chuỗi thức ăn và môi trường”.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
