Sáng chế cấp nước nóng từ công nghệ ủ trấu của thầy giáo vùng cao

Những ngày giá rét khắc nghiệt này, khi băng tuyết bao phủ trắng núi rừng, nhiệt độ xuống 0 độ C, các em học sinh dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì… ở Trường THCS và THPT Bát Xát càng ấm lòng hơn khi được sử dụng nước nóng miễn phí từ sáng chế hữu ích, ngập tràn tình thương yêu học trò của thầy Hiệu trưởng và các thầy, cô giáo nơi đây.

Công nghệ “ủ trấu tuổi thơ”

Sáng chế cấp nước nóng từ công nghệ ủ trấu của thầy giáo vùng cao
Thầy giáo Vũ Xuân Quế và công trình cấp nước nóng cho học sinh Trường THCS và THPT Bát Xát (Lào Cai).

Chúng tôi đến Trường THCS và THPT Bát Xát, nằm ở trên đồi cao, cách trung tâm xã Mường Hum (Bát Xát - Lào Cai) 800 m, bốn bề trống trải nên gió núi thổi lồng lộng suốt ngày đêm. Nhà trường và khu ký túc xá bán trú của hơn 350 học sinh là người dân tộc thiểu số nằm ở độ cao hơn 2.000 m so mực nước biển nên mùa đông rất rét, thường từ 8-10 độ C. Suốt tuần qua, không khí lạnh liên tục tăng cường khiến nhiệt độ giảm sâu, ở ngưỡng 0 độ C và âm, khiến cuộc sống của các em rất khó khăn vì rét lạnh, chân tay tê cóng. Nhờ có hệ thống cung cấp nước nóng miễn phí, cả ngày lẫn đêm 24/24 giờ, hàng trăm học sinh nơi đây đã không còn bị lạnh cóng buổi sáng khi đánh răng rửa mặt và tắm vào buổi tối, bảo đảm sức khỏe, xóa đi vất vả lên rừng kiếm củi về đun nước nóng.

“Có nước nóng sinh hoạt hằng ngày miễn phí, chúng em rất vui, vì không bị lạnh rét, vệ sinh sạch sẽ hằng ngày nên súc khỏe tốt hơn, học tập hiệu quả hơn”, em Tẩn Lở Mẩy, học sinh lớp 10A bộc bạch.

Sáng chế cấp nước nóng từ công nghệ ủ trấu của thầy giáo vùng cao
Hàng trăm học sinh nơi đây đã không còn bị lạnh cóng, bảo đảm sức khỏe.

Công trình cấp nước nóng do thầy Hiệu trưởng Vũ Xuân Quế sáng chế gồm ba phần chính, đó là: Hệ thống bơm nước (dầu vào), hệ thống bếp ủ và hệ thống bình bảo ôn nước nóng (đầu ra). Nước được bơm một chiều từ bể lạnh qua các lõi nước (ống đồng xoắn ruột gà) của bếp ủ sẽ hấp thụ nhiệt và tạo nên nguồn nước nóng 60-70 độ C. Nước nóng sẽ được dẫn đến bình bảo ôn để cung cấp cho học sinh sử dụng hằng ngày. Điểm “mấu chốt” của công trình là sử dụng công nghệ ủ giữ nhiệt, giúp hạn chế tối đa việc thất thoát nhiệt lượng khi đun bếp, không phải bố trí người trông coi trực tiếp quá trình đun nước, đặc biệt đun nước nóng dùng liên tục 24/24 giờ.

"Một ngày, lượng nước nóng từ hệ thống có thể đạt từ 6.000 - 8.000 lít, nhiên liệu được tận dụng từ rất nhiều loại như trấu, mùn cưa, lõi ngô rất sẵn có ở địa phương nên rất dễ kiếm. Nhờ vậy, mỗi tháng nhà trường có thể tiết kiệm được từ 3-5 triệu đồng tiền điện nếu phải dùng để đun nước nóng", thầy giáo Vũ Xuân Quế, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bát Xát khẳng định.

Vốn là giáo viên dạy môn Vật lý, thầy Quế luôn tìm tòi, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn cuộc sống dạy và học ở địa bàn vùng cao, vùng sâu còn nhiều thiếu thốn, gian khó. Trong quá trình công tác ở Trường THPT Văn Bàn 4, thầy Quế đã từng nghiên cứu đề tài tận dụng nhiệt thừa khi nấu ăn làm bình nóng lạnh theo nguyên tắc đối lưu, nhưng còn hạn chế là lượng nước ít, chỉ khoảng 150-200 lít, học sinh pjair ngồi trực tiếp đun bếp vất vả, lại không liên tục.

“Trong một lần ký ức tuổi thơ chợt đến, khi tôi nhớ ngày nhỏ thường vùi trấu nấu cám nuôi lợn giúp bố mẹ, dù chỉ sử dụng lượng trấu nhỏ nhưng sau một đêm vùi trấu, nồi cám 30 - 50 lít không chỉ sôi chín mà còn rất nhừ. Điều đó trở thành cơ sở để tôi nghĩ ra nguyên tắc ủ nước nóng cho học sinh”, thầy Quế tâm sự. Có lẽ vì thế mà thấy gọi vui đó là “công nghệ tuổi thơ” khi thiết kế và tự tay thầy cùng với các thầy, cô giáo khác trong trường xây công trình cấp nước nóng miễn phí cho học sinh.

Níu chân học trò trong mùa đông giá rét

Từ năm 2019, thầy Quế đã bắt tay vào nghiên cứu hệ thống đun nước nóng công suất lớn với ba bếp lò đun trấu đã được cải tiến lõi bếp và khay trấu, trong đó đường dẫn nước cũng được cải tiến để bơm một chiều từ bể lạnh qua các lõi nước của bếp ủ. Điều đáng nói, với hệ thống của thầy Quế thì lưu lượng nước có thể điều chỉnh qua máy bơm giúp tăng giảm nhiệt độ nước nóng đầu ra thông qua đồng hồ hẹn giờ. Ban đầu khi thiết kế, thầy Quế có ý tưởng chia ca cho học sinh tắm trong mùa đông từ 1-2 lần/tuần. Nhưng sau đó, hiệu quả ngoài mong đợi. Hiện tại học sinh tắm hằng ngày hệ thống đều đáp ứng được. Vì vậy, tỷ lệ chuyên cần tăng lên, số học sinh nghỉ học giảm hẳn so năm học trước. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm (từ 20 em xuống còn 10 em so cùng kỳ năm học trước).

Sáng chế cấp nước nóng từ công nghệ ủ trấu của thầy giáo vùng cao
Thầy Vũ Xuân Quế trực tiếp xây bếp ủ cấp nước nóng cho học sinh Trường THCS và THPT Bát Xát (Lào Cai).

Không còn phải lên rừng kiếm củi, không phải vất vả trông bếp đun nước như trước kia, giờ đây, sau mỗi buổi học, hơn 300 em học sinh bán trú của Trường THCS và THPT Bát Xát đều có thể sử dụng nước nóng thoải mái để vệ sinh cá nhân. Kể từ khi được đưa vào sử dụng, hệ thống đun nước nóng này đã giúp các em yên tâm học tập, sinh hoạt, nhất là vào thời điểm mùa đông giá rét, nhờ vậy súc khỏe bảo đảm, chất lượng học tập được nâng lên. Bên cạnh đó, nhà trường hướng dẫn các em các học sinh tận dụng nguồn tro bếp thải ra để chăm bón, trồng rau xanh, góp phần cải thiện bữa ăn hằng ngày.

Theo thầy giáo Vũ Xuân Quế, chi phí xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống cấp nước nóng bằng các vật liệu như ống đồng hoặc ống inox, téc chứa nước inox, xi-măng, gạch chỉ xây… tổng cộng chỉ từ 20-25 triệu đồng, kể cả công xây dựng. Chính vì giá thành thấp nên rất phù hợp khả năng của các trường học vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn.

Sáng chế cấp nước nóng từ công nghệ ủ trấu của thầy giáo vùng cao
Niềm vui của học sinh trường THCS và THPT Bát Xát (Lào Cai) được sử dụng nước nóng miễn phí 24/24 giờ trong những ngày đông giá rét.

Những ngày cuối năm này, thầy Vũ Xuân Quế bận bịu “tối mặt” vì liên tục đi xây dựng giúp hoặc tư vấn, chuyển giao công nghệ “ủ trấu tuổi thơ” của mình cho các nhà trường trong và ngoài tỉnh Lào Cai.

“Có đoàn từ Mèo Vạc- Hà Giang lặn lội sang đây để “mục sở thị” và đề nghị được giúp đỡ xây dựng hệ thống cấp nước nóng miễn phí cho học sinh bên đó. Mình đã không quản ngại hướng dẫn tỷ mỷ cách thức, công nghệ và cử người sang đó hoàn thành công trình giúp Trường Dân tộc nội trú Mèo Vạc, để các em học sinh đẩy lùi cái rét vùng núi đá Hà Giang”, thầy Quế bộc bạch.

Chỉ từ đầu mùa đông đến nay, thầy Vũ Xuân Quế đã cùng với các thầy, cô giáo trong trường tận tâm, tận lực nhân rộng sáng chế hữu ích, thiết thực cho học sinh vùng cao mùa đông giá rét của tám trường học ở các huyện Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương trong tỉnh Lào Cai và Trường Dân tộc nội trú ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, giúp hàng nghìn học sinh vùng cao giá rét bảo vệ và tăng cường sức khỏe, bớt khó khăn vất vả, duy trì sĩ ố và nâng cao chất lương học tập ở vùng cao, biên giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ sư điện tử chế dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp 3 lần

Kỹ sư điện tử chế dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp 3 lần

Anh Lê Trung Hi​ếu (44 tuổi), sáng chế dung dịch gồm nước, ion đồng, đường glucose, giúp hoa giữ độ tươi từ 7 đến 15 ngày tùy loại hoa.

Đăng ngày: 11/01/2021
Hệ thống bơm không dùng điện đưa nước lên độ cao 1.300m

Hệ thống bơm không dùng điện đưa nước lên độ cao 1.300m

Hệ thống đường ống áp lực module cấp nước cho vùng cao do các chuyên gia Việt và CHLB Đức thiết kế có gắn cảm biến tự động đo độ đục, mực nước...

Đăng ngày: 29/12/2020
Sinh viên Việt Nam làm giấy từ thân cây chuối

Sinh viên Việt Nam làm giấy từ thân cây chuối

Từ thân cây chuối bỏ đi, sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tạo ra loại giấy có thể phân hủy trong một tháng, không dùng chất tẩy hay tạo màu.

Đăng ngày: 28/12/2020
Chế tạo phân bón nhả chậm tăng 30% năng suất

Chế tạo phân bón nhả chậm tăng 30% năng suất

Loại phân bón nhả chậm thế hệ mới được các nhà khoa học Viện Hóa học nghiên cứu bằng công nghệ bọc polyme, giúp tiết kiệm 40% lượng phân bón.

Đăng ngày: 23/12/2020
Cách sử dụng xe đạp điện an toàn

Cách sử dụng xe đạp điện an toàn

Xe đạp điện là phương tiện giao thông khá phổ biến, nhất là với học sinh. Sử dụng xe đạp điện thế nào cho an toàn, tránh rủi ro cháy nổ là điều cần biết.

Đăng ngày: 18/12/2020
Máy gieo sạ kết hợp bón phân cùng lúc 24 hàng lúa

Máy gieo sạ kết hợp bón phân cùng lúc 24 hàng lúa

Máy do TS Nguyễn Thanh Hải và cộng sự chế tạo dùng khí động điều khiển hạt mạ và viên phân, giúp tăng năng suất, tỷ lệ cây sống trên 90%.

Đăng ngày: 17/12/2020
Những giải pháp giúp nhà nông kiểm soát chuột

Những giải pháp giúp nhà nông kiểm soát chuột

Phát quang bờ bụi, xác định thời vụ và cây trồng phù hợp, sử dụng giải pháp diệt chuột thông minh... giúp nhà nông ứng phó với chuột, bảo vệ mùa màng.

Đăng ngày: 16/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News