Sao băng có thể tạo nên mây phát sáng

Khói từ những trận sao băng có thể là nguyên nhân tạo nên những đám mây phát sáng trên tầng thượng quyển của trái đất.

>>> Đám mây phát sáng

Mây dạ quang (phát sáng vào ban đêm) xuất hiện ở độ cao từ khoảng 76 tới 85km trở lên ở phía trên hai địa cực vào những tháng mùa hè. Khác với những đám mây trắng gần bề mặt trái đất, mây dạ quang có màu xanh dương sáng do chúng chứa những tinh thể nhỏ xíu.


Một đám mây dạ quang trên bầu trời Canada vào tháng 5. (Ảnh: National Geographic)

James Russell - một nhà nghiên cứu khí quyển của Đại học Hampton tại bang Virginia, Mỹ - và các đồng nghiệp sử dụng những ảnh do vệ tinh AIM của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chụp trong 5 năm qua để tìm hiểu thành phần hóa học của những tinh thể băng từ những đám mây dạ quang. Nhóm chuyên gia phát hiện khói sao băng chiếm tới 3% khối lượng của mỗi hạt tinh thể, National Geographic đưa tin.

Số lượng mây dạ quang và tần suất hiện diện của chúng trên bầu trời tăng rõ rệt trong những năm qua, Russell nhận định.

“Tầng trên của khí quyển địa cầu đang thay đổi theo những cách mà chúng ta không thể hiểu đầy đủ. Mây dạ quang chẳng những xuất hiện nhiều hơn mà độ sáng của chúng cũng tăng và chúng cũng xuất hiện gần xích đạo hơn trước kia. Tôi nghi rằng khí metan đã gây nên những xu hướng đó”, Russell phát biểu.

Các nguồn phát thải khí metan bao gồm gia súc, con người, rác, nhà máy tinh chế nhiên liệu. Metan không chỉ là khí gây hiệu ứng nhà kính, mà còn làm tăng lượng hơi nước trong khí quyển khi nó bay tới đỉnh của tầng ozone - nằm cách bề mặt địa cầu khoảng 100km.

Do tác động của metan, lượng hơi nước trong khí quyển đã tăng 15% trong vòng 30 năm qua, còn độ sáng của mây tăng từ 20 tới 30%, tần suất xuất hiện tăng 5 lần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News