Sao băng nhân tạo của Nhật Bản chuẩn bị được ra mắt tại thành phố Hiroshima
Công ty ALE Nhật Bản chuẩn bị thử nghiệm dịch vụ này ở Hiroshima, rất có thể sao băng nhân tạo sẽ là tiết mục mở màn cho Olympic 2020.
Người sáng lập kiêm CEO của ALE, bà Lena Okajima đã thông báo về cuộc thử nghiệm mưa sao băng nhân tạo tại vùng Setouchi thuộc thành phố Hiroshima vào năm 2019.
Dù trông rất huyền diệu, mưa sao băng của ALE chỉ đơn giản là những viên bi có kích thước từ vài mm đến vài cm bay vào bầu khí quyển của trái đất, cháy sáng và biến mất trên bầu trời.
Mưa sao băng nhân tạo của công ty ALE Nhật Bản.
ALE có thể tái tạo hiện tượng thiên nhiên này bằng cách bắn các viên bi vào bầu khí quyển. Số lượng, kiểu cách cháy sáng đều được tính toán và kiểm soát.
Những viên bi nhân tạo của ALE được thiết kế để cháy sáng mạnh hơn, lâu hơn, nhiều màu sắc hơn thiên thạch tự nhiên tùy theo lựa chọn của khách hàng. Mưa sao băng nhân tạo kéo dài từ 5 - 10 giây và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bán kính 100km.
Tuy nhiên, những viên bi nhân tạo của ALE được thiết kế để cháy sáng mạnh hơn, lâu hơn, nhiều màu sắc hơn thiên thạch tự nhiên tùy theo lựa chọn của khách hàng. Mưa sao băng nhân tạo kéo dài từ 5 - 10 giây và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bán kính 100km.
ALE sẽ phong một vệ tinh dài khoảng 60cm vào quỹ đạo. Nó sẽ mất nhiều tháng để vào đúng vị trí ở độ cao khoảng 500km trong thượng tầng khí quyển, nằm dưới lớp cao nhất của bầu khí quyển.
Mỗi vệ tinh sẽ chứa khoảng 300 - 500 viên bi, có khả năng quay theo quỹ đạo quanh Trái Đất trong 4 năm. Chúng sẽ thường xuyên đi qua các thành phố lớn vào ban đêm, sẵn sàng tạo ra một trận mưa sao băng khi có yêu cầu. Ngoài ra, vệ tinh này còn có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về thời tiết cũng như tình trạng của khí quyển.
Hiroshima được lựa chọn làm nơi thử nghiệm đầu tiên vì thành phố này có cảnh quan đẹp, bầu trời trong và quang đãng.
Vệ tinh chứa những viên bi tạo mưa sao băng nhân tạo của ALE.
Dự án này là sự kết hợp giữa nghiên cứu và giải trí, ALE nhận được sự hậu thuẫn của các tổ chức giáo dục như Đại học Tohoku và đại học Tokyo, chưa kể tới hỗ trợ về tài chính của các doanh nghiệp như FamilyMart và JAL.
Truyền thông Nhật Bản đã đặt câu hỏi rằng, liệu mưa sao băng nhân tạo có trở thành tiết mục mở màn cho Olympic 2020 ở Tokyo hay không? Okajima vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính xác, tuy nhiên bà nói rằng: "Ngày nay con người chỉ cúi mặt xuống màn hình smartphone. Tôi muốn làm gì đó để họ phải ngước nhìn lên bầu trời".

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
