Sao Diêm Vương có phải là một hành tinh không?

Nhưng trong một thời gian 76 năm, sao Diêm Vương từng được coi là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt trời.

Sao Diêm Vương được nhà thiên văn học người Mỹ, ông Clyde Tombaugh, phát hiện ra vào năm 1930. Và mãi đến năm 1992, các nhà thiên văn học mới phát hiện ra thêm vật thể thứ hai của vành đai Kuiper. Vì thế suốt một thời gian dài, sao Diêm Vương được coi là vật thể duy nhất ở cách xa Mặt Trời của chúng ta hơn cả sao Hải Vương và đương nhiên là một hành tinh.

Kính viễn vọng lớn hơn

Càng ngày chúng ta càng có những chiếc kính viễn vọng to hơn và tốt hơn, vì thế chúng ta có thể chụp được những bức ảnh rõ nét hơn của các vật thể xa xôi như sao Diêm Vương. Nhờ đó các nhà thiên văn học bắt đầu nghi ngờ rằng sao Diêm Vương bé nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh khác. Vào khoảng thời gian tìm thấy vật thể thứ hai trong vành đai Kuiper, các nhà thiên văn học đã biết rằng sao Diêm Vương thậm chí còn nhỏ hơn cả Mặt Trăng, nhưng vì sao Diêm Vương đã được gọi là hành tinh trong thời gian rất dài rồi nên nó vẫn được coi là nằm trong nhóm hành tinh.

Các nhà thiên văn học cũng đã biết quỹ đạo của sao Diêm Vương cắt quỹ đạo của sao Hải Vương, trong khi không một hành tinh nào khác lại cắt quỹ đạo của nhau. Vậy vì sao quỹ đạo của sao Diêm Vương lại khác biệt như vậy?

Trong vài năm tiếp theo đó, hàng chục rồi hàng trăm vật thể trong vành đai Kuiper được phát hiện ra và cuối cùng đến năm 2005, nhà thiên văn học tên là Mike Brown đã tìm ra tiểu hành tinh Eris. Eris cũng vẫn còn lớn hơn sao Diêm Vương.

Sao Diêm Vương có phải là một hành tinh không?

Quyết định về các hành tinh

Hiện nay các nhà thiên văn học đang đứng trước một quyết định: Cả Eris và sao Diêm Vương đều là hành tinh chăng? Thế còn tất cả những vật thể trong vành đai Kuiper mà nhỏ hơn sao Diêm Vương một chút thì sao, chúng cũng là các hành tinh ư? Phải cần có bao nhiêu cái tên để đặt cho các hành tinh để cho mọi người nhớ được?

Vào năm 2006, các nhà thiên văn học của Liên hiệp hội Thiên văn học quốc tế đã họp lại và bỏ phiếu quyết định có tiếp tục gọi sao Diêm Vương là hành tinh thứ chín nữa không. Nhiều nhà thiên văn học rất yêu thích sao Diêm Vương thì cho rằng sao Diêm Vương là một “cậu em nhỏ” trong Hệ Mặt trời của chúng ta và miễn cưỡng phải loại sao Diêm Vương ra khỏi “câu lạc bộ hành tinh”. Nhưng nhiều nhà thiên văn học khác thì cho rằng chúng ta đã mắc lỗi khi gọi sao Diêm Vương là hành tinh, mà lẽ ra ngay từ đầu phải gọi nó là một vật thể trong vành đai Kuiper.

Và họ đã đi đến một ý kiến thống nhất.

Sao Diêm Vương không còn là một hành tinh nữa, thay vào đó nó được xếp vào một loại vật thể mới được đặt tên, đó là “các hành tinh lùn”.

Hành tinh lùn

Các hành tinh lùn có kích thước đủ lớn để trọng lượng của chúng kéo chúng thành hình cầu giống như một hành tinh, như vậy chúng không còn ở hình dáng kì quặc như củ khoai tây chẳng hạn, như nhiều tiểu hành tinh nhỏ. Cũng có khi có những vật thể kích thước tương đương như vậy bay qua quỹ đạo của các hành tinh lùn, trong khi không có tình trạng như vậy đối với các hành tinh vì hành tinh có trọng lượng đủ lớn để gạt bỏ các vật thể ở gần quỹ đạo của nó.

Có một hành tinh lùn trong vành đai các tiểu hành tinh, đó là hành tinh lùn Ceres và một số tiểu hành tinh được biết đến trong vành đai Kuiper, như là sao Diêm Vương chẳng hạn. Và rất có thể trong tương lai các nhà thiên văn học sẽ còn phát hiện ra thêm các hành tinh lùn khác nữa.

Như vậy, chúng ta có thể thấy lý do mà nhiều quyển sách gọi sao Diêm Vương là hành tinh chính là vì trong 76 năm (từ khi phát hiện ra vào năm 1930 đến khi các nhà thiên văn học biểu quyết xếp loại nó vào năm 2006) thì nó là hành tinh. Những người nào đến nay đã trên 30 tuổi thì có đến nửa cuộc đời cho rằng sao Diêm Vương là một hành tinh.

Vào năm 2015, tàu thám hiểm vũ trụ Chân Trời Mới (New Horizons) của Mỹ đã bay qua sao Diêm Vương và chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay của hành tinh lùn này. Những hình ảnh tuyệt vời này cho chúng ta thấy sao Diêm Vương là một thế giới đầy núi, băng, hố va chạm và lớp khí quyển mỏng. Nó không còn được gọi là hành tinh nữa, nhưng nó là một hành tinh lùn rất được yêu thích trong vành đai Kuiper.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phát hành bộ hình nền máy tính và điện thoại kỷ niệm Ngày Trái đất

NASA phát hành bộ hình nền máy tính và điện thoại kỷ niệm Ngày Trái đất

Để tôn vinh kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Trái đất (22-4-1970 – 22-4-2020), NASA đã đã công bố bộ poster để đặt làm hình nền máy tính, điện thoại, trong đó hình ảnh Trái đất được chụp từ vũ trụ trông bé nhỏ như một ngôi sao.

Đăng ngày: 22/04/2020
Vụ va chạm hố đen cách Trái đất 2,4 tỷ năm ánh sáng

Vụ va chạm hố đen cách Trái đất 2,4 tỷ năm ánh sáng

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cặp hố đen chênh lệch khối lượng gần 4 lần va chạm và sáp nhập.

Đăng ngày: 21/04/2020
Ngôi nhà tí hon phục vụ việc sống trên Mặt trăng

Ngôi nhà tí hon phục vụ việc sống trên Mặt trăng

Một công ty kiến trúc Đan Mạch đang xây dựng một ngôi nhà tí hon phục vụ việc sinh sống trên Mặt Trăng. Việc thử nghiệm sẽ được tiến hành tại phía bắc đảo Greenland trong 3 tháng.

Đăng ngày: 21/04/2020
Nga lần đầu đưa du khách lên vũ trụ đón năm mới

Nga lần đầu đưa du khách lên vũ trụ đón năm mới

Tàu vũ trụ Soyuz MS-20 của Nga sẽ lần đầu tiên đưa hai du khách lên quỹ đạo để đón năm mới. Chuyến đi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) dự kiến diễn ra vào tháng 12/2021, lịch trở về Trái Đất vào tháng 1/2022.

Đăng ngày: 21/04/2020
Mưa sao băng Lyrid 2020 đạt cực đại trong tuần này

Mưa sao băng Lyrid 2020 đạt cực đại trong tuần này

Người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm với 10 - 20 vệt sáng mỗi giờ vào ngày 21-22/4.

Đăng ngày: 20/04/2020
Tàu chở người đầu tiên sắp phóng từ Mỹ sau một thập kỷ

Tàu chở người đầu tiên sắp phóng từ Mỹ sau một thập kỷ

Tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Crew Dragon do SpaceX chế tạo sẽ đưa hai phi hành gia NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) tháng 5.

Đăng ngày: 20/04/2020
Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện hành tinh

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện hành tinh "xốp" khổng lồ

Các nhà khoa học phát hiện hành tinh cách Trái Đất 320 năm ánh sáng nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước nếu đặt trong một hồ bơi đủ lớn.

Đăng ngày: 20/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News