Sao Mộc sắp đến gần Trái đất nhất trong 70 năm

Sao Mộc sẽ tiến đến vị trí đối diện Mặt trời vào ngày 26/9, đồng thời cũng trở nên gần và sáng nhất khi quan sát từ Trái đất.

Sao Mộc sẽ đạt xung đối, nghĩa là nằm đối diện với Mặt trời khi nhìn từ Trái đất, vào ngày 26/9. Đây là lý do người yêu thiên văn đang ngày càng dễ quan sát hành tinh khí khổng lồ này ở phía đông, không lâu sau khi Mặt trời lặn ở phía tây. Hiện tượng xung đối hành tinh tiếp theo sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, khi sao Hỏa trở nên sáng rõ trên bầu trời.

Sao Mộc sắp đến gần Trái đất nhất trong 70 năm
Hình ảnh trường rộng về sao Mộc được tổng hợp từ dữ liệu do kính James Webb thu thập. (Ảnh: NASA/ESA/CSA/ ERS/Ricardo Hueso/Judy Schmidt).

Vì quỹ đạo của các hành tinh không hoàn toàn tròn nên khoảng cách giữa Trái đất và sao Mộc có thể chênh lệch giữa các lần xung đối (xung đối với sao Mộc diễn ra khoảng 13 tháng một lần). Ngày 26/9 tới sẽ là lần Trái đất cách sao Mộc gần nhất trong khoảng 70 năm, chỉ hơn 590 triệu km. Vì vậy, đây là cơ hội hiếm để quan sát sao Mộc.

Hiện tại, sao Mộc là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm, ngoại trừ Mặt trăng. Người yêu thiên văn chỉ cần ra ngoài sau khi Mặt trời lặn vài tiếng, nhìn về đường chân trời phía đông, sau đó bắt đầu đưa mắt lên trên để tìm kiếm vật thể trông sáng nhất và không nhấp nháy như các ngôi sao bình thường.

Đến ngày 26/9, về mặt kỹ thuật, sao Mộc sẽ ở gần Trái đất nhất và sáng nhất, nhưng sự chênh lệch này có thể khó nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, sao Mộc hôm đó sẽ mọc rất gần thời điểm Mặt trời lặn, sau đó lặn rất gần thời điểm Mặt trời mọc.

Sao Mộc là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời và cũng là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời. Sao Mộc có đường kính khoảng 143.000km và có khối lượng gấp 318 lần Trái đất, thể tích gấp 1.321 lần, theo NASA. Khoảng cách trung bình giữa Trái đất và sao Mộc là khoảng 620 triệu km.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh chụp chi tiết chưa từng có về tinh vân Nhện Đỏ

Ảnh chụp chi tiết chưa từng có về tinh vân Nhện Đỏ

Kính viễn vọng James Webb gửi về Trái Đất ảnh chụp mới, tiết lộ nhiều đặc điểm chưa biết về tinh vân cách xa 161.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 07/09/2022
Máu phi hành gia sau chuyến bay vào vũ trụ có dấu hiệu đột biến DNA

Máu phi hành gia sau chuyến bay vào vũ trụ có dấu hiệu đột biến DNA

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện rằng máu của các phi hành gia từng bay vào vũ trụ cách đây hơn 20 năm có dấu hiệu đột biến DNA, nguy cơ cao ung thư và nhiều bệnh tiềm ẩn.

Đăng ngày: 07/09/2022
Bằng chứng James Webb có khả năng chụp

Bằng chứng James Webb có khả năng chụp "nhà" người ngoài hành tinh

Một nhóm khoa học gia đã xác định được trong kho dữ liệu mà siêu kính viễn vọng James Webb gửi về Trái đất hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 07/09/2022
Mưa kim cương rơi ngập hành tinh

Mưa kim cương rơi ngập hành tinh "có dấu hiệu sự sống"

Theo nghiên cứu được trích dẫn trên tờ PHYS, để xuất hiện mưa kim cương, một hành tinh cần sở hữu hai điều kiện đặc biệt.

Đăng ngày: 07/09/2022
Phi hành gia của Trung Quốc hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian

Phi hành gia của Trung Quốc hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian

Phi hành đoàn Thần Châu 14 hôm 2/9 hoàn thành nhiệm vụ ngoài trời đầu tiên trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 06/09/2022

"Tam giác đỏ" bí ẩn đang hình thành trên bầu trời

Theo SciTech Daily, tam giác đỏ tháng 9 được tạo nên bởi 3 thiên thể màu đỏ tươi là sao Hỏa, sao Aldebaran và sao Betelgeuse.

Đăng ngày: 06/09/2022
Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Các kiến trúc sư vũ trụ ở Trung Quốc đang thiết kế một căn cứ Mặt trăng từ hang động núi lửa để phi hành gia ở lâu dài sau năm 2035.

Đăng ngày: 06/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News