Sắp diễn ra trăng non gần Trái đất nhất trong 1.000 năm
Vào khoảng 3h53 ngày 22/1 (giờ Hà Nội), trăng non sẽ đạt vị trí gần nhất của nó so với Trái đất, khoảng 356.568km. Đây là một sự kiện rất đặc biệt và hiếm hoi, gọi là "Supermoon" vì trăng sẽ trông rất lớn và sáng rực rỡ trong bầu trời.
Vị trí của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất khi diễn ra trăng non. (Ảnh: Timeanddate)
Do ở gần Trái đất, trăng non hôm 22/1 sẽ là trăng non lớn nhất xuất hiện trên bầu trời kể từ ngày 3/12/1030, theo dữ liệu mà website Timeanddate tổng hợp từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA. Sau đó, con người sẽ phải đợi đến ngày 20/1/2368 để trải nghiệm sự kiện tương tự.
Quỹ đạo của Mặt trăng xung quanh Trái đất không phải là hình tròn hoàn hảo. Quỹ đạo này thực chất hình elip, nghĩa là khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất không đồng đều, điểm xa nhất gọi là "apogee" và điểm gần nhất gọi là "perigee".
"Nếu perigee hoặc apogee trùng với trăng non hoặc trăng tròn - các thời điểm Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời thẳng hàng - khoảng cách gần nhất và xa nhất của Mặt trăng cũng giảm xuống hoặc tăng lên", Timeanddate giải thích.
Vào lúc trăng non, Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất. Khi đó, con người không thể nhìn thấy Mặt trăng do phần Mặt trăng quay về phía Trái đất chìm trong bóng tối (Từ Trái đất, con người chỉ thấy được phần Mặt trăng vừa quay về phía Trái đất, vừa phản chiếu ánh sáng Mặt trời). Một lý do khác là trăng non xuất hiện trên trời vào ban ngày. Mặt trăng mọc và lặn vào thời gian gần giống Mặt trời, khiến mắt thường không thể quan sát được.
- Công ty Mỹ phát triển máy bay không cánh quạt tốc độ gần 1.000km/h
- Những nghề dọn dẹp đáng sợ, thậm chí gây ám ảnh nhất hành tinh
- Thế giới song trùng: Khi 2 vận động viên mang cùng tên họ, cùng gương mặt nhưng kết quả ADN lại gây sốc