Công ty Mỹ phát triển máy bay không cánh quạt tốc độ gần 1.000km/h

Công ty Jetoptera đang phát triển mẫu máy bay lướt nhanh hơn các máy bay phản lực chở khách bằng cách sử dụng thiết kế cánh độc đáo.

Công ty Mỹ phát triển máy bay không cánh quạt tốc độ gần 1.000km/h
Jetoptera không sử dụng cánh quạt để tạo lực đẩy như máy bay thông thường. (Ảnh: Jetoptera)

Jetoptera, mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) không cánh quạt tiên tiến của công ty cùng tên ở Seattle, chứng minh khả năng đạt tốc độ 0,8 Mach (988km/h) trong quá trình thử nghiệm, nhanh hơn Boeing Dreamliner và nhanh gấp đôi thiết kế cánh xoay nghiêng. Công ty chia sẻ dữ liệu sau khi hoàn thành hợp đồng Nghiên cứu sáng tạo kinh doanh nhỏ (SBIR) thứ 4 với Không quân Mỹ, Interesting Engineering hôm 17/1 đưa tin.

Thay vì máy nén điện, công ty sử dụng động cơ turbine khí, dẫn khí thải qua hệ thống đẩy lỏng (FPS). Không khí nén được dẫn qua những khe nhỏ xung quanh bề mặt bên trong của thiết bị đẩy rỗng. Theo Jetoptera, hệ thống cung cấp nhiều lực đẩy hơn 10% và sử dụng ít nhiên liệu hơn 50% so với động cơ turbine phản lực nhỏ. So với động cơ turbine phản lực cánh quạt, nó nhẹ hơn 30% và ít phức tạp hơn nhiều về mặt máy móc. Thiết kế của Jetoptera cũng êm hơn tới 25% so với động cơ đẩy kích thước tương đương.

Jetoptera cho biết công ty đã chế tạo một mô hình cỡ nhỏ của thiết kế trong chương trình AFWERX HSVTOL. Chương trình này quy tụ 11 công ty tham gia thiết kế máy bay quân sự VTOL thế hệ tiếp theo có thể đạt hiệu suất cao hơn nhiều bất kỳ mẫu nào có trên thị trường hiện nay. Mô hình cỡ nhỏ đang được thử nghiệm trong đường hầm gió và có thể đạt tốc độ Mach 0,8 (988 km/h).

Thiết kế máy bay sẽ được đánh giá trong 6 tháng tới. Jetoptera hy vọng có thể vận hành phiên bản thử nghiệm trong năm 2025.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu siêu tốc

Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu siêu tốc "bay trên mặt đất"

Đoàn tàu đệm này được gọi là " Tàu đệm chân không" và có thể chạy nhanh hơn tàu điện và tàu hỏa, giúp giảm thời gian di chuyển và giảm chi phí cho hành khách và hàng hóa.

Đăng ngày: 18/01/2023
Giới khoa học muốn biến các mỏ bỏ hoang thành pin trọng lực

Giới khoa học muốn biến các mỏ bỏ hoang thành pin trọng lực

Mỏ bỏ hoang là các mỏ đã bỏ hoang sau khi khai thác, chúng có thể được sử dụng để lưu trữ năng lượng một cách an toàn và hiệu quả.

Đăng ngày: 17/01/2023
Trung Quốc phát triển thép siêu cứng có thể kéo giãn

Trung Quốc phát triển thép siêu cứng có thể kéo giãn

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại thép mới siêu cứng và có khả năng kéo giãn, giúp giải quyết thách thức trong ngành sản xuất thép.

Đăng ngày: 16/01/2023
Nhật Bản chế tạo thiết bị

Nhật Bản chế tạo thiết bị "chấm điểm" mì ngon hay dở đầu tiên trên thế giới

Thiết bị này được các nhà khoa học Nhật Bản chế tạo. Nó có khả năng đo lượng các hạt kiều trong mì soba, độ bề mặt mì, độ đặc của nước sốt và độ nhiệt của mì.

Đăng ngày: 13/01/2023
Có gì trong tấm dán

Có gì trong tấm dán "bánh mì" chống mờ kính ôtô?

Đến mùa mưa rét, nhiều người lái xe gặp vấn đề kính lái ôtô bị mờ do hơi nước.

Đăng ngày: 12/01/2023
Ra mắt mẫu taxi bay tốc độ lên tới 450km/h, có thể xẻ đôi cánh

Ra mắt mẫu taxi bay tốc độ lên tới 450km/h, có thể xẻ đôi cánh

Cavorite X5 là mẫu taxi cất hạ cánh thẳng đứng hoạt động bằng điện với phần nắp che cánh có thể tách đôi để lộ quạt nâng hoặc đóng lại khi bay hành trình tốc độ cao.

Đăng ngày: 11/01/2023
Nhà in 3D bằng vật liệu sinh học đầu tiên trên thế giới

Nhà in 3D bằng vật liệu sinh học đầu tiên trên thế giới

Nhóm chuyên gia Đại học Maine in 3D nguyên mẫu nhà rộng 56 m2 với các vật liệu như gỗ và nhựa sinh học, có thể tái chế hoàn toàn.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News