"Sát thủ bất động" dưới cát

Những chiếc lá dưới mặt đất giúp một loài cây ở Brazil bắt và tiêu hóa giun, một cách bắt mồi độc đáo ở thực vật ăn thịt mà đến bây giờ giới sinh học mới biết.

Philcoxia minensis là tên một loài cây mọc trên cát ở các vùng xavan nhiệt đới của Brazil. Chiều cao thân trung bình của chúng vào khoảng 26cm và hoa của chúng có màu sắc tím lẫn trắng. Ngoài 5-10 lá thông thường (có chiều rộng chỉ vài mm) ở trên mặt đất có chức năng quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời, chúng còn có rất nhiều lá nhỏ như đầu đinh ghim bên dưới cát. Những lá dưới lòng đất tiết ra một chất có độ dính rất cao khiến giun không thể thoát ra nếu chạm vào chúng, Live Science đưa tin.


Cây Philcoxia minensis mọc trên cát tại Brazil.

“Mọi người thường nghĩ rằng lá thực hiện chức năng quang hợp để tạo ra dưỡng chất cho cây. Vì thế ban đầu chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên vì lá của Philcoxia minensis mọc dưới cát – nơi tiếp nhận rất ít ánh sáng mặt trời”, giáo sư Rafael Silva Oliveira, một nhà sinh thái thực vật của Đại học Campinas tại Brazil, phát biểu.

Oliveira cùng các đồng nghiệp nghiên cứu Philcoxia minensis và phát hiện chúng có khả năng tiêu hóa giun tròn. Họ cũng nhận thấy những lá dưới cát của chúng chứa enzyme tiêu hóa giống nhiều loài cây ăn thịt khác. Do đó nhóm chuyên gia kết luận những chiếc lá nhớt của cây bắt giun rồi tiết ra enzyme để tiêu hóa mồi.


Hoa của loài cây Philcoxia minensis. (Ảnh: Rafael Silva Oliveira)

“Tôi nghĩ rằng phát hiện mới đã giúp con người mở rộng nhận thức về thực vật. Với một số người, thực vật là những thứ chán ngắt bởi chúng chẳng di chuyển hay chủ động săn mồi. Nhưng thực ra thực vật đã tự tạo ra hàng loạt giải pháp độc đáo để sinh tồn trong những môi trường khắc nghiệt. Chỉ có điều phần lớn giải pháp ấy diễn ra bí mật nên con người không thấy”, Oliveira bình luận.

Những loài cây săn mồi thường mọc trong những vùng có môi trường khắc nghiệt - nơi không có nhiều nước và dưỡng chất. Do không thể lấy đủ protein từ đất, chúng phải bổ sung thêm protein từ động vật. Cây săn mồi thường bắt côn trùng, song một số loài, như cây nắp ấm, có thể bắt cả chuột cỡ nhỏ. Giới khoa học nhận định con người vẫn chưa khám phá hết những loài cây săn mồi trên hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News