Sâu cổ đại ăn xương động vật

Một bản nghiên cứu mới về hiện tượng bí ẩn liên quan đến loài sâu cổ đại Osedax đục khoét xương các loài sinh vật biển, đã được đăng trên mục Biology Letters của tờ Royal Society (Anh). Theo đó, những con sâu zombie đã sinh sôi nảy nở từ 100 triệu năm trước.

Ám ảnh "quái vật" sâu cổ đại ăn xương động vật

Thế giới sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hóa thạch của các loài thằn lắn đầu rắn hơn, nếu như không có lũ sâu cổ đại quái đản. Đó chính là điều mà một nghiên cứu mới về hiện tượng bí ẩn này nhắc tới, loài sâu zombie đã bắt đầu quá trình phá hoại xương các loài thằn lằn dưới biển từ 100 triệu năm trước.

Osedax là một sinh vật thú vị và kinh hoàng mà dễ dàng được tìm thấy trong các xác cá voi ở dưới đáy đại dương. Chúng sử dụng tua rễ của mình, phun ra a-xít để phân hủy xương, rồi đục khoét vào sâu cốt xương cá voi để hút lấy chất collagen bên trong. Bởi vì xương cá voi là nguồn thức ăn chính của chúng ngày nay, các nhà khoa học cho rằng những con sâu đã đồng phát triển với cá voi từ 45 triệu năm trước đây.


Hiện tượng bí ẩn những con sâu zombie ăn xương động vật

Nhưng một bài báo xuất bản trên tờ Royal Society (Anh), mục Biology Letters đã chứng minh một điều khác. Sự dụng phương pháp chụp X quang để phân tích các mảnh hóa thạch của loài thằn lằn đầu rắn và rùa biển, các nhà khoa học tại Đại học Plymouth đã tìm thấy dấu vết của loài sâu cổ đại này.

Tác giả của bài báo này, Nicholas Higgs nói: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy, những con sâu zombie này không chỉ tiến hóa đồng hành với cá voi, mà chúng còn xuất hiện từ thời kỳ khủng long, ăn sâu vào các bộ xương của các loài thằn lằn dưới biển. Chính bởi vậy, Osedax đã ngăn chặn quá trình hóa thạch, gây trở ngại cho sự hiểu biết của chúng ta về những loài thủy quái.”

Higgs cho rằng, mức độ ảnh hưởng của “hiệu ứng sâu zombie” lên các loại hóa thạch cần phải được đánh giá cẩn thận, đặc biệt đối với các loài động vật có xương sống thời kỳ Phấn trắng. Đương nhiên, những yếu tố ảnh hưởng tới việc bảo quản dữ liệu hóa thạch có rất nhiều, như khí hậu, địa chất… Nhưng vẫn rất thú vị khi nghĩ đến việc những con sâu ăn xương này, có thể định hướng những hiểu biết của con người về thời kỳ cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News