Sau cú chích của ong bắp cày, nhện biến thành "xác sống", phải kiếm ăn nuôi ấu trùng ong
Nhện hóa thành "zombie" ngay sau cú chích của ong bắp cày.
Nhện biến thành zombie khi bị ong bắp cày chích.
Một nhóm nghiên cứu sinh thuộc Nhóm nghiên cứu Đa dạng Sinh học tại Đại học Turku của Phần Lan, cùng với các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Braxin Nacional de Pesquisas da Amazônia (INPA), sau hai thâp kỷ nghiên cứu về đa dạng sinh học của các loài côn trùng ký sinh tại khu vực nhiệt đới đã phát hiện ra các cá thể của loài ong bắp cày tại Amazon có thể điều khiển cả vật chủ mà nó ký sinh. Chúng được tìm thấy trong tình trạng đang ký sinh trên các cá thể nhện và đang thao túng các hành vi của những "nạn nhân" xấu số.
Loài ong có danh pháp khoa học là Acrotaphus, được biết đến là loài ong có khả năng tấn công nhện mà không sợ bị mắc vào tơ nhện. Khi tấn công, các con ong cái sẽ tiêm nọc độc của chúng vào cơ thể nhện để có thể tạm thời làm tê liệt những con nhện. Sau đó, chúng sẽ đẻ trứng vào trong cơ thể nhện.
Những con ong bắp cày Acrotaphus điều khiển hành vi của vật chủ theo một cách phức tạp (Ảnh: Kari Kaunisto).
Bên trong cơ thể nhện, ấu trùng ong bắp cày dần phát triển và ăn chính cơ thể nhện để có thể tiếp tục phát triển đến khi đủ lông đủ cánh thoát ra khỏi xác nhện. Trong suốt quá trình đó, để có thể giữ cho cơ thể nhện có đủ chất dinh dưỡng, ấu trùng ong sẽ chiếm quyền chỉ huy trong hệ thần kinh của nhện để điều khiển chúng tiếp tục tìm kiếm thức ăn, cung cấp thức dinh dưỡng cho ấu trùng đang sống bên trong.
Đến khoảng thời gian trước khi vật chủ chết, thay vì để vật chủ kết mạng nhện như bình thường, ấu trùng loài này sẽ điều khiển vật chủ kết một dạng lưới để ấu trùng có thể biến trở thành một cái kén.
Theo Giáo sư Ilari E. Sääksjärvi, người cùng tham gia nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu Đa dạng Sinh học, cho biết: Loài ong bắp cày này điều khiển và kiểm soát hành vi của vật chủ bằng những phương thức rất đặt biệt, nhằm đảm bảo khả năng sống còn của chúng.
Ông còn cho biết thêm: "Thao túng vật chủ là một hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên, điều này làm cho chúng tôi cảm thấy rất thích thú khi tìm hiểu về quá trình tiến hóa của loài này".
Tiến sĩ Diego Pádua, tác giả nghiên cứu về Acrotaphus, làm việc tại INPA và Đại học Turku cho biết: "Ong bắp cày Acrotaphus rất đặc biệt vì chúng là loài ký sinh rất lớn. Một trong các loài lớn nhất trong các loài ký sinh có chiều dài lớn và có màu sắc rất đa dạng".

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
