Sau khi dịch bệnh virus Covid-19 bùng phát, khí thải nhà kính tại Trung Quốc giảm đáng kể
Các vệ tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của lượng khí thải nhà kính Nitơ điôxít (NO2) tại Trung Quốc. Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp tại Trung Quốc tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động, sau khi dịch bệnh virus Covid-19 bùng phát.
Trước đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc nghiêm trọng đến mức mà bạn có thể nhìn thấy rõ từ ngoài không gian. Sự phát triển của các khu công nghiệp, nhà máy điện, xe cộ, đã thải ra một lượng lớn khí NO2 vào khí quyển.
Sự sụt giảm đáng kể của lượng khí thải nhà kính Nitơ điôxít (NO2) tại Trung Quốc.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Do đó, làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên.
Các nhà khoa học NASA cho biết sự thay đổi rõ rệt có thể nhận thấy trên bầu trời của thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch virus Covid-19. Sau đó, sự thay đổi bắt đầu lan sang những khu vực khác, đến cả Bắc Kinh. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự khác biệt rõ rệt từ khoảng đầu tháng 1, cho đến cuối tháng 2 vừa qua.
Theo nhà nghiên cứu chất lượng không khí Fei Liu tại NASA cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy sự sụt giảm đáng kinh ngạc của các loại khí thải gây ô nhiễm, trên một diện tích rộng lớn như vậy và trong một thời gian ngắn như vậy”.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự khác biệt rõ rệt từ khoảng đầu tháng 1, cho đến cuối tháng 2 vừa qua.
Một hình ảnh so sánh khác được NASA công bố, cho thấy khoảng thời gian này năm ngoái cũng tại Trung Quốc. Lượng khí thải NO2 tại Trung Quốc luôn ở mức cao báo động, tuy nhiên lại sụt giảm gần như về mức tối thiểu trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh virus Covid-19 được ghi nhận đã lây lan tại 58 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện có hơn 90.000 trường hợp bị nhiễm, hơn 2.800 ca tử vong tại Trung Quốc và 104 ca tử vong trên toàn thế giới.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
