Saudi Arabia ra mắt robot Sara, có thể giao tiếp bằng tiếng Ả rập và nhảy múa
Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia cho biết, sự kiện ra mắt robot hỗ trợ Trí tuệ Nhân tạo (AI) này được tổ chức tại LEAP23, hội nghị kỹ thuật công nghệ và robot do các cơ quan nhà nước Saudi Arabia tổ chức.
Robot có thể bắt đầu cuộc trò chuyện khi khách truy cập nói câu “Xin chào Sara”.
Robot được trang bị một camera tích hợp ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để nhận biết khi nào có người đứng trước nó. Sau đó, robot có thể bắt đầu cuộc trò chuyện khi khách truy cập nói câu “Xin chào Sara”.
Robot Sara có khả năng nhận thức được các phương ngữ Ả rập (ngôn ngữ địa phương) khác nhau trong Vương quốc. Robot có thể phân tích các câu nói chuyện và hiểu nội dung của câu thoại. Sử dụng mô hình xử lý ngôn ngữ AI, robot Sara có thể đưa ra những câu trả lời phù hợp và tốt hơn nữa thậm chí còn gửi câu trả lời dưới dạng văn bản để người dùng có thể hiểu và sao chép.
Truyền thông Saudi Arabia giới thiệu robot Sara, có khả năng nói tiếng Ả rập và nhảy múa các điệu nhảy địa phương. (Video tài khoản Twitter LEAP).
Tháng 10/2017, Saudi Arabia là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền công dân cho robot có tên Sophia, do một công ty công nghệ có trụ sở tại Hồng Kông có tên là Hanson Robotics chế tạo ra.
Sophia xuất hiện lần đầu tại Sáng kiến Đầu tư Tương lai ở Riyadh và đã tuyên bố: "Tôi rất vinh dự và tự hào vì sự khác biệt độc đáo này. Đây là lịch sử khi trở thành người máy đầu tiên trên thế giới được công nhận quyền công dân".
Quyền của phụ nữ trong Vương quốc Saudi Arabia thường gây tranh cãi
Chỉ một tháng sau, Sophia đã có những phát biểu kêu gọi có nhiều quyền con người hơn cho phụ nữ ở Saudi Arabia.
David Hanson, Giám đốc điều hành của Hanson Robotics cho biết: “Sophia là người máy ủng hộ mạnh mẽ cho quyền của phụ nữ, cho quyền của tất cả con người. Sophia đã tiếp cận dữ liệu về quyền của phụ nữ ở Saudi Arabia, quyền của tất cả con người và các sinh vật sống trên hành tinh này".
Động thái này diễn ra khi phụ nữ trên khắp thế giới, thông qua mạng xã hội ngay lập tức chỉ ra sự chênh lệch khi so sánh giữa việc Sophia có được quyền công dân quá dễ dàng ở một quốc gia mà chính phủ nước này thậm chí còn không cho phép phụ nữ lái xe.
Các nhà hoạt động nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới lập luận rằng, thật vô lý khi một cỗ máy do nam giới thiết kế lại có thể có được địa vị xã hội tốt hơn trong vòng một ngày so với dân số nữ của cả quốc gia.
Tháng 9/2022, Saudi Arabia giới thiệu ba robot mới có khả năng đọc Kinh Qur'an, thuyết pháp và đọc azan (kêu gọi cầu nguyện) tại thánh đường Hồi giáo linh thiêng nhất ở Mecca.
Sự kiện ra mắt những robot này nằm trong khuôn khổ của kế hoạch chiến lược lớn nhằm hiện thực hóa dự án Haramain Thông minh, theo định hướng “Tầm nhìn 2030” và kế hoạch chiến lược năm 2024 của tổng thống, đặt mục tiêu cung cấp những dịch vụ tốt hơn nữa cho du khách. Nhà lãnh đạo Hồi giáo “imam” Sheikh Abdulrahman Al-Sudais, chủ tịch điều hành hai thánh đường Hồi giáo trong Vương quốc cho biết vào thời điểm đó.
- Vật chất nào trên Trái đất có thể đến gần Mặt trời mà không bị nóng chảy?
- Bóng ma 11 tỉ năm hiện hình trong bức ảnh "bẻ cong" không - thời gian gây choáng váng
- Sao Mộc là một hành tinh khí, vậy nếu một người đứng trên bề mặt sao Mộc, liệu có bị rơi thẳng vào lõi không?