Scotland chìm trong bão bọt biển
Những con gió lớn tung hoành khắp khu vực bờ biển Scotland đã tạo ra một cơn bão bọt biển phủ trắng xóa một làng chài nằm gần thành phố Aberdeen vào hôm 25/9.
Trận bão bọt biển bất thường phủ trắng xóa làng chài cổ kính Footdee
Chính lực gió lớn đã quét các đợt sóng bọt biển từ khu vực Biển Bắc vào ngôi làng chài cổ kính Footdee nằm ngay sát bờ biển vào sáng sớm hôm qua.
Những lớp bọt biển trắng xóa - hình thành từ hỗn hợp cát và nước nhấn chìm nhiều phương tiện đi lại như ô tô, đường xá và nhà cửa, tạo ra một khung cảnh như Footdee vừa phải hứng chịu một cơn bão tuyết bất thường.
Lindsay Gordon - một người dân sinh sống tại khu làng chài cho biết: "Gia đình tôi đã tới định cư tại Footdee trước năm 2000. Do đó, việc phải hứng chịu những cơn bão biển là một điều hiển nhiên. Thật may, trận bão này chỉ là cơn bão bọt biển".
Lớp bọt biển hình thành từ cát, nước và các thực vật phù du
Theo giáo sư Christopher Todd - một nhà sinh học biển công tác tại Viện Đại Dương Scotland thuộc Đại học St Andrews, toàn bộ khu vực bờ biển gần làng chài Footdee trông như một chiếc máy giặt. Không khí bị phủ kín bởi những lớp nước bọt biển pha lẫn với các sinh vật hữu cơ.
Khả năng những tế bào thực vật phù du đã tạo ra lớp dịch nhầy. Khi bị thổi tung lên phía trên và cuốn theo các con sóng, nó sẽ tạo ra cơn bão bọt biển nhấn chìm làng chài Footdee.
Phần lớn các loại thực vật phù du đều mang kích thước vô cùng nhỏ bé và khó có thể quan sát bằng mắt thường song chúng lại có thể tạo ra những mảng bè rong tảo cực lớn xuất hiện vào mùa xuân và mùa thu.
Trong khi đó, các lớp bọt biển lại hình thành với cấu trúc khá "ổn định" và có thể duy trì hình thái trong một thời gian dài.
Phát ngôn viên của Cơ quan Hàng hải Scotland nhận định bọt biển được hình thành từ sự tương tác giữa hoạt động của các dòng hải lưu và chất bã của thực vật phù du.
Trận bão bọt biển tấn công làng chài Footdee xuất phát từ một cơn mưa và gió cực lớn kết hợp với hoạt động của những mảng thực vật phù du xuất hiện vào mùa thu cùng hướng gió thổi đẩy lớp bọt ngoài khơi vào khu vực bờ biển. Do đó, cơn bão bọt biển này chỉ là một sản phẩm tự nhiên nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tham khảo: Daily Mail

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
