Sẽ có sầu riêng dành cho người bị tiểu đường

Một nhóm nhà khoa học Singapore vừa phát hiện gene quy định mùi sầu riêng. Đây là lần đầu tiên mùi vị đặc trưng của loại trái cây này được lý giải dưới góc độ di truyền học.

Nhiều người ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, yêu thích hương vị sầu riêng - mệnh danh "vua trái cây" vùng nhiệt đới, nhưng cũng có người không ăn được vì mùi nó quá nồng.

Nhóm nghiên cứu gồm 5 người từ Viện Ung thư quốc gia Singapore (NCCS) và Trường y Duke - NUS, đã cất công tìm hiểu mùi sầu riêng từ đầu năm 2015 và mới đây đã công bố kết quả trên tạp chí Nature Genetics.

Theo đó, nhóm sử dụng một kỹ thuật phân tích gene hiện đại để nghiên cứu giống sầu riêng Musang King và phát hiện bộ gene của nó bao gồm 46.000 gene, gần gấp đôi của con người.

Sẽ có sầu riêng dành cho người bị tiểu đường
Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu sầu riêng - (Ảnh: The Straits Times).

Trong số này, họ phát hiện một loại gene có tên methionine gamma lyases (MGL) có khả năng điều tiết hợp chất mùi đặc trưng của sầu riêng - được gọi tắt là VSC xuất hiện rất nhiều ở phần thịt mà không phải ở lá, ở cây, hay ở rễ.

Đồng thời, họ cũng nhận thấy gene này ở sầu riêng Musang King hoạt động mạnh hơn so với Monthong - giống sầu riêng nhẹ mùi hơn được trồng nhiều ở Thái Lan. Ngoài ra, MGL chỉ hoạt động mạnh ở những trái chín.

Từ kết quả trên, nhóm cho biết có thể "tắt" gene này để sầu riêng có mùi nhẹ hơn.

Ngoài ra, phương pháp xác định gene trong nghiên cứu này có thể dùng để điều chỉnh gene giúp cây trồng chống lại bệnh tật, chịu hạn và để điều chỉnh một mùi vị nào đó.

"Ví dụ chúng ta có thể nghiên cứu các gene ảnh hưởng đến lượng đường trong sầu riêng, từ đó tạo ra giống sầu riêng dành cho người bệnh tiểu đường", giáo sư Bin Tean Teh thuộc nhóm nghiên cứu nói.

Đồng thời ông cũng hy vọng có thể góp phần giữ gìn đa dạng sinh học trong khu vực, bởi một vài loại sầu riêng không được quan tâm do ít có giá trị thương mại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Ruồi giấm - loài vật góp công trong 6 giải Nobel

Ruồi giấm - loài vật góp công trong 6 giải Nobel

Sở hữu ADN gần giống người, ruồi giấm được chọn làm đối tượng thí nghiệm trong nhiều nghiên cứu khoa học đoạt giải Nobel.

Đăng ngày: 11/10/2017
75% mật ong được lấy mẫu trên thế giới bị nhiễm thuốc trừ sâu

75% mật ong được lấy mẫu trên thế giới bị nhiễm thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu loại neonicotinoid được tìm thấy trong 75% mẫu mật ong được thu thập toàn cầu, một nửa trong số đó chứa hỗn hợp các chất hóa học độc hại.

Đăng ngày: 10/10/2017
Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết

Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết "rửa tay" trước khi ăn đấy

Ruồi mất vệ sinh, ai cũng biết điều đó. Thế nên chắc chắn bạn sẽ cực ngạc nhiên khi biết rằng, ruồi cũng biết

Đăng ngày: 02/10/2017
Nấm - loài duy nhất bảo vệ trái đất trước rác thải rắn độc hại

Nấm - loài duy nhất bảo vệ trái đất trước rác thải rắn độc hại

Phát hiện trên có tiềm năng to lớn, bởi vì trong 70 năm qua, chúng ta đã sản xuất và xả ra môi trường rất nhiều nhựa.

Đăng ngày: 02/10/2017
Loài cây chuyên bắt chim để biến xác phân hủy thành phân bón

Loài cây chuyên bắt chim để biến xác phân hủy thành phân bón

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cây mới trên một hòn đảo Caribean có khả làm mắc kẹt và giết chết những con chim thiếu kinh nghiệm.

Đăng ngày: 02/10/2017
Tụ cầu vàng -

Tụ cầu vàng - "đương kim vô địch" kháng thuốc kháng sinh

Năm 1878, Robert Koch (người tìm ra vi khuẩn Lao) phát hiện tụ cầu vàng từ mủ mụn nhọt và phân lập được tụ cầu vàng.

Đăng ngày: 29/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News