Sẽ có tàu đệm từ nhanh hơn máy bay phản lực

ET3 nhấn mạnh tàu đệm từ không chỉ hoạt động im lặng mà còn rẻ hơn máy bay, tàu hỏa/tàu điện, xe hơi và nhanh hơn cả máy bay phản lực. Nếu được hiện thực hóa, hành khách có thể đặt chân đến 2 đầu châu lục chỉ trong 2 giờ đồng hồ.

Tàu đệm từ (maglev - magnetic levitation) là một loại phương tiện vận chuyển hoạt động bằng lực từ. Do không ma sát trực tiếp với đường ray, chỉ còn ma sát giữa tàu và không khí nên tàu đệm từ có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, ít tốn năng lượng và ít gây tiếng ồn. Chính vì những ưu điểm này mà các dự án tàu đệm từ đã bắt đầu được triển khai tại nhiều quốc gia như Đức, Nhật và Trung Quốc.

Tuy nhiên, nội địa thì chưa đủ, mới đây công ty Evacuated Tube Transport Technologies (Công nghệ vận tải bằng đường ống - ET3) đã đề xuất dự án tàu đệm từ xuyên lục địa, nối liền New York và Bắc Kinh. Nếu trở thành hiện thực, hành khách có thể đặt chân đến 2 đầu châu lục chỉ trong 2 giờ đồng hồ.

Sẽ có tàu đệm từ nhanh hơn máy bay phản lực

Phát ngôn viên của ET3 nhấn mạnh tàu đệm từ không chỉ hoạt động im lặng mà còn rẻ hơn máy bay, tàu hỏa/tàu điện, xe hơi và nhanh hơn cả máy bay phản lực. Kế hoạch cơ bản của ET3 là sử dụng lại bằng sáng chế US Patent 5950543 với tên gọi Evacuated Tube Transport - tàu đệm từ trong đường ống (hơi khác so với tàu đệm từ thông thường). Bằng sáng chế này được đăng ký từ năm 1999, 7 năm hiệu lực còn lại của sáng chế được cấp cho ET3.com, Inc. và công ty đã nuôi hy vọng trở thành người tiên phong gây vốn và xây dựng mô hình vận tải nói trên.

Sẽ có tàu đệm từ nhanh hơn máy bay phản lực

Cụ thể hơn, ET3 sẽ tiến hành chế tạo một con tàu đệm từ siêu dẫn hoạt động trong một đường ống tròn chân không. Tàu tăng tốc bằng cách sử dụng các mô tơ điện tuyến tính cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn. Các mô tơ này được tích hợp vào đường ống, do đó, con tàu hình viên thuốc bên trong sẽ di chuyển mà không cần đến các thành phần chuyển động - vật liệu siêu dẫn thụ động sẽ giúp con tàu "trôi" bên trong đường ống trong khi dòng điện xoáy (dòng Foucault) phát sinh trong vật liệu truyền dẫn sẽ dẫn động cho tàu. Hiệu quả của hệ thống sẽ rất cao bởi năng lượng điện cần thiết để tăng tốc cho tàu có thể được thu hồi khi tàu giảm tốc.

Sẽ có tàu đệm từ nhanh hơn máy bay phản lực

Mô hình hệ thống thực tiễn nhất được phát triển với những con tàu có kích thước bằng xe hơi, chở khách và hành lý. Tàu di chuyển trong đường ống có đường kính 1,5m. Các đường ống được duy trì vĩnh viễn ở điều kiện gần chân không và tàu được đưa vào hoặc ra khỏi đường ống thông qua các cửa thông khí tại trạm nghỉ dọc theo tuyến đường. Sau khi đạt tốc độ khoảng 6.500km/h, tàu sẽ trôi tự do trong phần còn lại của chuyến đi trong đường ống. Do chạy trong môi trường chân không, lực ma sát giữa tàu và không khí cũng được triệt tiêu. Tuy nhiên, sự rung lắc từ hệ thống giảm xóc của tàu cũng làm giảm một phần nhỏ hiệu suất.

Sẽ có tàu đệm từ nhanh hơn máy bay phản lực

Tốc độ tàu sẽ phụ thuộc vào chiều dài hành trình bởi tàu cần thời gian để tăng tốc. Giả dụ gia tốc = 1g (~ 9,81 m/s^2), tàu sẽ cần khoảng 3 phút để đạt tốc độ 6.437km/h và tại điểm này, tàu cần quãng đường hơn 161km. ET3.com tin rằng tốc độ hợp lý cho hành trình ngắn hơn vào khoảng 600km/h. Trong khi các đường ống được liên kết với nhau giống đường cao tốc, tàu thì tự động di chuyển dọc theo đường ống, vì vậy, các tuyến đường ngắn/dài sẽ cần những đường ống riêng để tránh tình trạng hoãn chuyến.

Sẽ có tàu đệm từ nhanh hơn máy bay phản lực

Ban lãnh đạo của ET3 hiện đang làm việc với các đối tác tại Trung Quốc, nơi công ty đã bán được rất nhiều giấy phép sử dụng công nghệ trên. ET3 là một công ty dạng đối tác mở, những người được cấp phép sử dụng công nghệ đều trở thành người sở hữu công ty và ET3 cho biết họ đã bán được hơn 60 giấy phép sử dụng tại 5 quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, khi giấy phép được bán trực tiếp qua trang web của ET3 với mức giá chỉ 100 USD thì hẳn sẽ cần thêm nhiều người nữa tham gia để có thể biến ý tưởng trên thành hiện thực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News