Sét có thể gây đau đầu
Số lượng ca đau đầu và đau nửa đầu tăng rõ rệt trong những ngày mà sét xuất hiện.
Giáo sư Vincent Martin, một nhà nghiên cứu của Đại học Cincinnati tại Mỹ, cùng con trai Geoffrey Martin, một sinh viên y khoa, thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa sét với nguy cơ đau đầu. Họ yêu cầu một nhóm tình nguyện viên hoàn toàn khỏe mạnh ghi lại những cơn đau đầu và đau nửa đầu trong khoảng thời gian từ 3 tới 6 tháng. Sau đó họ đối chiếu dữ liệu với điều kiện thời tiết trong từng ngày, Telegraph đưa tin.
Kết quả cho thấy, trong những ngày mà sét xuất hiện, số ca đau đầu tăng 24%, còn số ca đau nửa đầu tăng 23% trong khu vực có bán kính 40km tính từ tia sét.
Trong những khu vực mà sét xuất hiện thường xuyên, số vụ đau đầu tăng tới 31%, còn số vụ đau nửa đầu tăng tới 28% sau khi sét giáng xuống.
Hai cha con Martin cho rằng sét gây ra sóng điện từ và có thể sóng điện từ là thủ phạm gây nên những cơn đau đầu và đau nửa đầu. Ngoài ra, sét còn làm tăng lượng khí ozone và các chất gây ô nhiễm khác trong không khí.
“Khi lượng khí gây ô nhiễm tăng, số lượng bào tử nấm trong không khí cũng tăng. Bào tử nấm có thể gây hội chứng đau nửa đầu”, hai nhà nghiên cứu nói.
Mặc dù vậy, giáo sư Martin thừa nhận ông chưa tìm ra cơ chế chính xác khiến sét làm tăng nguy cơ đau đầu. Ông hy vọng có thể tìm ra cơ chế này trong những nghiên cứu tiếp theo.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
