Sét dị hình đỏ rực giống sứa biển trên bầu trời Mỹ

Những vệt sáng đỏ xuất hiện trong cơn giông kèm sấm sét ở Oklahoma, Mỹ được một người quay phim ghi lại.

Cảnh tượng chùm sáng đỏ rực giống hình sứa biển xuất hiện ngắt quãng trên bầu trời được Paul Smith ghi lại ở Edmond, Oklahoma trong một cơn giông kèm sấm sét, MSN hôm 23/10 đưa tin. Hiện tượng thời tiết này thường được gọi là sét dị hình đỏ.

Sét dị hình đỏ rực giống sứa biển trên bầu trời Mỹ
Sét dị hình đỏ trên bầu trời.

Sét dị hình đỏ là sự phóng điện xảy ra phía trên các đám mây giông, cách bề mặt Trái Đất khoảng 80km. Người ta hiếm khi quan sát được hiện tượng này từ dưới đất hay thậm chí từ ngoài không gian, vì chúng nằm ở rất cao và chỉ kéo dài vài mili giây.

Paul Smith không chỉ bắt gặp sét dị hình đỏ mà còn may mắn quay được 6 lần chúng xuất hiện trên trời ngày hôm đó. "Tôi luôn hứng thú với các dạng thời tiết và hiện tượng thiên nhiên bất thường. Tôi đã chụp ảnh bắc cực quang, sét và các đám mây giông vài năm nay nhưng chưa từng thấy thứ gì hiếm như thế này", Smith chia sẻ.

"Sau khi xem vài video sét dị hình đỏ trên YouTube, tôi luôn muốn được thấy tận mắt chúng một lần và cuối cùng cơ hội cũng đến. Tôi cảm thấy thật đặc biệt khi trở thành một trong số ít những người chứng kiến và ghi lại hiện tượng phi thường này", Smith nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Đón không khí lạnh bổ sung, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời dịu mát

Đón không khí lạnh bổ sung, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời dịu mát

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ngày 23/10, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có không khí lạnh bổ sung nhưng cường độ yếu nên thời tiết khá mát mẻ.

Đăng ngày: 23/10/2017
Những hòn đảo có hình dạng độc đáo trên thế giới

Những hòn đảo có hình dạng độc đáo trên thế giới

Nhiều hòn đảo có hình dạng đặc biệt dễ gợi liên tưởng đến mặt cười, trăng lưỡi liềm hay cây cọ.

Đăng ngày: 22/10/2017
Ô nhiễm khiến 9 triệu người tử vong mỗi năm

Ô nhiễm khiến 9 triệu người tử vong mỗi năm

Theo một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí y tế The Lancet, trên toàn thế giới, cứ 6 ca chết yểu thì có 1 ca là do bệnh tiếp xúc với chất độc hại.

Đăng ngày: 21/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News