Sewbo - Robot thợ may hứa hẹn sẽ giúp tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất quần áo
Sewbo là robot đầu tiên trên thế giới có khả năng sử dụng máy may để tạo ra một chiếc áo thun hoàn chỉnh, nhờ việc khâu các tấm vải được “đông cứng” bằng chất hóa học lại với nhau.
Về mặt tích cực, cỗ máy có thể sẽ chấm dứt tình trạng bóc lột lao động trong sản xuất hàng may mặt giá rẻ, tuy nhiên nếu nhìn tới phương diện tiêu cực, Sewbo sẽ đe dọa đến công ăn việc làm của những người thợ may trên toàn thế giới. Được biết đây là sản phẩm của một lập trình viên website tên Jonathan Zornow, hiện đang sinh sống và làm việc tại Seattle (Mỹ).
Trong quá trình sản xuất quần áo, mỗi một chiếc máy sẽ đảm nhiệm các vai trò khác nhau như dệt, khâu, cắt,…Tuy nhiên cho đến hiện nay, vẫn chưa một cỗ máy nào có thể hoàn thiện một chiếc áo nếu không có sự trợ tham gia của con người. Được thiết kế để "tạo ra quần áo chất lượng cao với chi phí thấp", robot Sewbo vượt qua những khó khăn mà robot truyền thống gặp phải khi thực hiện các thao tác với những mảnh vải mềm, bằng cách làm cứng chúng tạm thời nhờ một hóa chất thường được sử dụng trong công nghệ in 3D.
Dây chuyền sản xuất Sewbo nếu được thiết lập hứa hẹn sẽ giảm chi phí xã hội và môi trường xuống.
Toàn bộ hệ thống Sewbo được tạo thành từ một cánh tay được sản xuất bởi hãng Universal Robot có giá khoảng 35.000 USD, một máy may truyền thống, và một bộ phận chứa nhựa nhiệt dẻo có thể tái sử dụng. Hai tấm vật liệu cứng sẽ được khâu lại với nhau nhờ vào một máy may công nghiệp, với sự hỗ trợ của cánh tay robot. Chất hóa học đông cứng tạm thời các mảnh vải có thể hòa tan trong nước, do đó, sau khi đã hoàn tất việc khâu thành hình một chiếc áo, robot sẽ nhúng nó vào trong một ít nước nóng và chiếc áo sẽ trở lại trạng thái thông thường.
"Nó sẽ rút ngắn chuỗi cung ứng và giảm bớt thời gian (cho các công đoạn), yếu tố cản trở ngành công nghiệp thời trang và may mặc, giúp giảm bớt sự phức tạp của mạng lưới cung ứng toàn cầu như hiện nay”. Zornow cho biết. Do cánh tay robot có thể được lập trình để thực hiện lặp đi lặp lại một hành động, Zornow hy vọng các nhà sản xuất quần áo trong tương lai sẽ sử dụng một dây chuyền lắp ráp với sự tham gia của Sewbo, và mỗi robot sẽ hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ trước khi chuyển cho robot tiếp theo. Dây chuyền sản xuất Sewbo nếu được thiết lập hứa hẹn sẽ giảm chi phí xã hội và môi trường xuống.
Zornow đang hy vọng có thể được hợp tác với những tên tuổi trong ngành công nghiệp thời trang, những người thực sự quan tâm đến việc tự động hóa sản xuất quần áo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
