Siêu bão khổng lồ đe dọa 100 triệu người Ấn Độ

Siêu bão Fani với sức gió giật mạnh hơn 200km/h sắp đổ bộ vào Ấn Độ, đe dọa cuộc sống của hơn 100 triệu người sống dọc bờ biển phía Đông nước này.

Theo CNN, siêu bão Fani đang hoành hành tại vùng biển phía nam của Ấn Độ hôm 2/5 đã mạnh lên cấp 3, với sức gió 190km/h, gió giật mạnh có thể đạt 201km/h.

Bão Fani hiện còn cách bờ biển Ấn Độ khoảng 270km, dự kiến sẽ đổ bộ vào bang Odisha của Ấn Độ trong ngày 3/5 và đi qua khu vực sinh sống của khoảng 100 triệu người.

Siêu bão Fani, được đánh giá là "cực kỳ dữ dội",cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Ấn Độ trong 5 năm qua. Cơn bão dự kiến sẽ gây ra những đợt sóng lớn, gió giật mạnh, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực nơi cơn bão đi qua.


Ảnh chụp vệ tinh siêu bão Fani. (Ảnh: NASA).

Vùng bờ biển miền Đông Ấn Độ và phía Tây của Bangladesh được dự báo sẽ hứng chịu mưa rất lớn với lượng từ 150 tới 300mm, gây lũ lụt kéo theo sạt lở đất trên diện rộng.

Các chiến dịch sơ tán khẩn cấp đã được Ấn Độ triển khai. Hiện tại, lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân đã điều động tàu và trực thăng chuẩn bị cho các hoạt động cứu hộ cứu nạn. Các đơn vị lục quân và không quân được lệnh sẵn sàng xuất phát tại các bang Odisha, Tây Bengal và Andhra Pradesh.

Nhà chức trách Ấn Độ đã thiết lập hơn 900 địa điểm trú ẩn tại bang Odisha, trong khi các trường học bị đóng cửa hết tuần này. Các đội cứu hộ đã đến từng nhà để cảnh báo người dân về cơn bão sắp đổ bộ.

"Người dân được thông báo chỉ mang theo những vật dụng cần thiết, và những người quyết định ở lại cần chuẩn bị sẵn tinh thần với những gì sẽ xảy ra", Ameya Patnaik, trợ lý của chỉ huy trưởng Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia Ấn Độ, cho biết.


Ngư dân tại Odisha kéo thuyền lên bờ chuẩn bị đối phó bão Fani. (Ảnh: Getty).

Bão Fani hình thành cuối tháng 4 tại vùng biển phía đông châu Phi và mạnh lên cấp siêu bão trong 2 ngày đầu tuần này. Đây là siêu bão đầu tiên xuất hiện trên Ấn Độ Dương trong năm 2019.

Siêu bão Fani cũng là cơn bão mạnh nhất từng đi qua vịnh Bengal từ sau siêu bão Nargis năm 2008, cơn bão với sức gió 200km/h gây ra gió to và mưa lớn, cướp đi sinh mạng của ơn 100.000 người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News