Siêu bão Neoguri nhìn từ vũ trụ
Từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), cơn bão mạnh nhất khu vực tây Thái Bình Dương trong năm nay được quan sát với hình ảnh mắt bão và những đường xoắn khổng lồ.
>>> Siêu bão đầu tiên của năm 2014: Siêu bão Neoguri lồng lộn trên biển
Neoguri là cơn bão có cường độ được cho là mạnh nhất trong khoảng 15 năm qua. Nó tiến vào khu vực phía nam Nhật Bản từ hôm 7/7. Khi quét qua chuỗi đảo Okinawa, cơn bão di chuyển với sức gió trung bình 190km/h, gây thiệt hại trên diện rộng và khiến một người thiệt mạng.
Từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cách Trái Đất hàng nghìn km, các nhà nghiên cứu đã ghi lại các hình ảnh cho thấy sức mạnh khủng khiếp của siêu bão Neoguri. "Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự như thế này", phi hành gia Alexander Gerst, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tại ISSs, cho hay.
Khi ISS di chuyển qua phạm vi bên ngoài của cơn bão, các vòng xoắn lớn được quan sát ở trạng thái nổi bật và sắc nét. Đây là những cơn gió giật mạnh mang theo mưa lớn được hình thành từ vùng nước biển ấm, và có thể được nhận biết rõ ràng hơn khi cơn bão có cường độ ngày càng mạnh hơn.
Nhờ sự trùng hợp về quỹ đạo, trạm nghiên cứu đã di chuyển về phía đúng hướng mắt bão, nơi có áp suất không khí thấp nhất.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, mắt bão có đường kính khoảng 65km. Các hình ảnh vệ tinh này được ghi lại hôm 8/7.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ban hành mức cảnh báo cao nhất khi cơn bão Neoguri tràn vào nước này. Hơn 500.000 người được yêu cầu sơ tán và hàng trăm chuyến bay bị hủy khi siêu bão Neoguri đổ bộ vào Nhật Bản hôm 8/7, gây mưa lớn và gió mạnh cho các đảo phía tây nam như Okinawa và Miyako.

Những phát minh cổ đại cực độc con người vẫn "xài"
Cùng xem xét lại những đồ vật có từ thời Hy Lạp và Ai Cập cổ đại mà đến giờ vẫn khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, tiện nghi hơn.

Những loài bướm xinh đẹp
Mang đủ màu sắc của cầu vồng, các loài bướm rực rỡ trên thế giới luôn là niềm yêu thích của những người yêu thiên nhiên.

Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ
Sự hùng vĩ của thiên nhiên khiến cho con người phải xách balo lên và tìm về những nơi ấy, nơi để tâm hồn ta hòa quyện với đất trời, để thấy mình nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới
Hình ảnh về tuyết rơi mùa đông trắng xóa bao phủ một màu trắng khắp các ngôi nhà, rừng cây cho ta cảm giác thật đẹp, không gian tĩnh mịch và mong muốn được một lần được chơi đùa dưới trời mưa tuyết.

18 ảo ảnh quang học khiến bạn dễ điên đầu
Trong lúc câu chuyện về chiếc váy gây xôn xao trên Internet trong thời gian vừa qua vẫn đang là một vấn đề còn tranh cãi. Những ảo ảnh quang học được giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ lại một lần nữa cho thấy sự kỳ diệu của nhiều hiện tượng vật lý mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam
Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.
