Siêu bão nhiệt đới Debbie đổ bộ Australia, sóng biển cao hơn 2m
Theo phóng viên tại Sydney, sáng 28/3, cơn siêu bão nhiệt đới Debbie đã bắt đầu đổ bộ dọc theo phía bắc bờ biển bang Queensland, Đông Bắc Australia.
Người dân đóng các bao tải cát để chuẩn bị đối phó với bão Debbie ở Townsville, bang Queensland, Australia ngày 27/3. (Nguồn: EPA/TTXVN).
Bốn trận lốc xoáy đã hình thành và di chuyển chậm với sức gió lên tới 190km/h trước khi kết thúc ở đảo Hayman.
Theo Cục khí tượng Australia (BoM), trong 24 giờ tới, bão Debbie sẽ hoành hành tại bang Queensland, nhất là ở khu vực Mackay với sức gió được dự báo lên tới 300km/h, sóng biển dâng cao hơn 2m và chiều 28/3 sẽ gây ra tình trạng lở đất trên diện rộng.
Chỉ huy trưởng Lực lượng cứu hỏa và dịch vụ khẩn cấp (QFES) của bang Queensland, Katarina Carroll cho biết đã có thông báo một người thiệt mạng do cơn bão này, đồng thời cảnh báo rằng thiệt hại có thể sẽ còn tiếp tục tăng khi bão Debbie được ghi nhận mạnh nhất vào chiều nay.
Tối 27/3, Thủ hiến bang Queensland, bà Annastacia Palaszczuk cảnh báo đây sẽ là cơn bão mạnh nhất kể từ năm 2011, đồng thời ra lệnh các lực lượng khẩn cấp sẵn sàng ứng phó, theo đó yêu cầu 25.000 người sống ở các vùng thấp tại Mackay khẩn trương sơ tán.

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới
Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.
