Siêu bão Utor đổ bộ Philippines, 1 người chết, 23 người mất tích

Siêu bão Utor (Việt Nam gọi là cơn bão số 7) hôm qua đã đổ bộ vào miền bắc Philippines, làm 1 người chết và 23 người mất tích. Cơn bão cũng làm tốc mái nhiều ngôi nhà, quật ngã các đường dây điện và gây lở đất tại các ngôi làng hẻo lánh.

Sau khi mạnh lên ở Thái Bình Dương, bão Utor đã tấn công các khu vực ở phía bắc đảo Luzon, đảo chính của Philippines, vào khoảng 3 giờ sáng hôm qua giờ địa phương.

Với sức gió lên tới 200km/h, bão Utor là cơn bão mạnh nhất từng tấn công Philippines trong năm nay và giới chức đã cảnh báo về các tình huống xấu nhất.

“Đây là trận bão có sức gió mạnh nhất kể từ đầu năm nay”, Samuel Duran, nhà dự báo thời tiết của chính phủ, cho hay.

Giới chức Philippines cho hay, các số liệu ban đầu cho biết 1 người đã thiệt mạng và 23 ngư dân mất tích vì bão Utor.

“Họ ra khơi trước khi chúng tôi thông báo là có một trận bão hình thành”, phát ngôn viên Reynaldo Balido từ Ủy ban điều phối và giảm nhẹ nguy cơ thiên tai quốc gia, nói.

Cũng có những lo ngại về các ngôi làng và thị trấn hẻo lánh bị cô lập bởi siêu bão. Các mạng lưới liên lạc tới các khu vực này đã bị mất và nhiều con đường bị chặn do lở đất.

Hình ảnh trên truyền hình từ tỉnh Aurora, nằm dọc bờ biển phía đông đảo Luzon, cho thấy bão Utor đã gây ra các trận lở đất, quật đổ cây cối và làm tốc mái nhà cửa.


Mô phỏng đường đi của bão Utor. Vòng tròn đỏ là vị trí của bão Utor vào sáng 12/8.

Người đứng đầu cơ quan dân phòng tỉnh Aurora, Josefina Timoteo, cho hay cơ quan này đã nhận được báo cáo về hơn 600 ngôi nhà và 12 trường học tại thị trấn Dinalungan bị hư hại.

Alex Uy, phụ trách dân phòng tại thành phố Baguio ở phía bắc, cho biết nhiều nơi ở phía bắc đảo Luzon đã bị mất điện.

“Gió mạnh tới nỗi quật đổ các đường dây điện. Ở văn phòng chúng tôi cũng không có điện, chúng tôi phải sử dụng máy phát”, quan chức trên nói.

Đến trưa nay giờ địa phương, bão Utor vẫn càn quét đảo Luzon trên đường về Biển Đông. Đến đầu giờ chiều, bão Utor đã tiến vào Biển Đông, theo cơ quan thời tiết Philippines.

Tại thủ đô Manila, cách tâm bão khoảng 200km về phía đông, bão Utor cũng gây mưa lớn vào đêm 11/8 nhưng không xảy ra hiện tượng lũ lụt. Do dự báo còn mưa lớn, nhiều ngôi trường trên khắp Manila đã đóng cửa vào hôm 12/8.

Mỗi năm Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Hơn 1.000 người đã thiệt mạng khi bão Bopha tấn công Philippines hồi tháng 12 năm ngoái, trở thành cơn bão gây thiệt hại lớn nhất thế giới trong năm 2012.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ của Việt Nam cho biết siêu bão Utor đã tăng cấp khi tiến vào biển Đông.

Đến 1h ngày 13/8 giờ Việt Nam, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hiện các đài khí tượng của quốc tế và Việt Nam đều theo dõi chặt chẽ đường đi và diễn biến của cơn bão này.

Sau khi đi vào Biển Đông, bão Utor được dự báo sẽ đe dọa đất liền Trung Quốc. Theo trang Accuweather, bão Utor có thể đổ bộ vào miền nam Trung Quốc, từ Hồng Kông tới phía bắc đảo Hải Nam, vào khoảng tối đêm 14/8 giờ địa phương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News