“Siêu cát” tinh lọc nước
Các nhà nghiên cứu Úc nói rằng cát thông thường, vốn được dùng để lọc nước ở nhiều nơi trên thế giới, có thể được chuyển đổi thành một loại “siêu cát” hiệu quả hơn gấp 5 lần, theo hãng tin UPI.
Chuyên gia Mainak Majumder và các cộng sự thuộc Đại học Monash ở thành phố Melbourne tin tưởng vật liệu mới do họ chế tạo có thể là một tiện ích rẻ tiền cho các nước đang phát triển, nơi hơn 1 tỉ người thiếu nước uống.
Phương pháp mới sẽ khử bẩn nước uống tốt hơn (Ảnh: BBC)
Theo nhóm nghiên cứu, cát được sử dụng để lọc nước trong hơn 6.000 năm qua, và việc lọc nước bằng cát hoặc sỏi được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép vận dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu của các chuyên gia Úc về một loại vật liệu nano có tên gọi graphite oxide cho thấy nó có thể được sử dụng để cải thiện việc lọc nước bằng cát theo cách ít tốn kém hơn.
Những hạt cát được phủ graphite oxide đã trở thành “siêu cát”, vốn có thể tinh lọc thành công thủy ngân và những chất gây ô nhiễm khác khỏi nước. Các nhà nghiên cứu cho biết trong khi cát thường bão hòa với thủy ngân trong chưa đầy 10 phút lọc nước, siêu cát có thể hút kim loại nặng này trong hơn 50 phút.
“Khả năng tinh lọc của siêu cát có thể so sánh với một số loại than hoạt tính hiện có trên thị trường”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo đăng trên chuyên san Applied Materials & Interfaces của Hội Hóa học Mỹ.
Hiện các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu cách thức cải thiện thêm nữa hiệu quả tinh lọc nước của siêu cát, theo trang tin Eurekalert.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
