Siêu hố đen "ăn thịt" thiên hà từ bên trong

Các nhà thiên văn học Anh phát hiện một hố đen siêu lớn đang tiêu hóa thiên hà sáng nhất chòm Nhân Mã, khiến thiên hà này chết dần từ bên trong.

NGC 4696, thiên hà sáng nhất nằm trong chòm sao Nhân Mã cách Trái Đất 150 triệu năm ánh sáng đang bị hố đen siêu lớn ở trung tâm gặm nhấm và phân tán, Science Alert hôm 6/12 đưa tin. Trong nghiên cứu công bố trên nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia, các nhà khoa học ở Đại học Cambridge phát hiện nguồn gốc những sợi tua đặc biệt bao quanh thiên hà NGC 4696.

Thông qua quan sát từ kính viễn vọng vũ trụ Hubble, nhóm nghiên cứu đo được các tua có bề rộng 200 năm ánh sáng. Những sợi tua hình thành từ khí gas và bụi có độ đặc lớn gấp 10 lần khí gas bao quanh, và tạo thành hình dạng xoáy từ phần lõi sáng chói của thiên hà.

Siêu hố đen ăn thịt thiên hà từ bên trong
Thiên hà NGC 4696 trong ảnh chụp từ kính viễn vọng vũ trụ Hubble. (Ảnh: NASA).

Ở trung tâm của thiên hà NGC 4696 là một hố đen siêu lớn. Các nhà nghiên cứu cho rằng hố đen này là nguyên nhân dẫn đến hình dáng kỳ lạ của những sợi tua khí gas. Hố đen làm nóng khí gas bao quanh khu vực bên trong thiên hà NGC 4696, khiến những dòng khí gas nóng tỏa ra phía ngoài.

Dòng khí cuốn theo bụi và nhiều loại khí khác trên đường đi, phun ra dạng hình sợi khi lan rộng trong không gian. Các sợi tua cũng chịu tác động từ trường của NGC 4696. Trong quá trình trên, siêu hố đen hút khí gas về phía trong và tiêu thụ.

Dù hiện tượng khiến thiên hà trở nên nổi bật, những vòng xoáy khí gas quanh NGC 4696 che giấu một hệ sao đang chết. Do tất cả vật chất bị thổi bay ra ngoài, lượng khí gas và bụi lưu lại để hình thành sao mới còn rất ít. Điều này có nghĩa mỗi ngôi sao trong thiên hà đang già và chết đi trong khi không có sao mới thay thế.

NGC 4696 là một ví dụ của thiên hà hình elip, hình thành do va chạm giữa những thiên hà xoắn ốc như dải Ngân Hà. Thiên hà hình elip thường bao gồm những ngôi sao lâu đời đang già, và sự hình thành sao mới hiếm khi xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch nổ biến đêm thành ngày ở Siberia

Thiên thạch nổ biến đêm thành ngày ở Siberia

Đêm 6/12, một thiên thạch rơi trên lãnh thổ vùng Beysky tại Khakassia, tây nam Siberia (Nga) khiến bầu trời đêm bừng sáng như ban ngày.

Đăng ngày: 07/12/2016
NASA phát hiện một thiên thạch lớn đang hướng về Trái đất

NASA phát hiện một thiên thạch lớn đang hướng về Trái đất

Đừng hoảng loạn! Hệ thống giám sát không gian mới của NASA đã phát hiện được một thiên thạch lớn đang tiến nhanh về phía Trái đất, nó được dự kiến sẽ chỉ bay ngang qua chúng ta một cách an toàn trong vòng vài giờ tới.

Đăng ngày: 06/12/2016
Con người có thể đi trăng mật trên Mặt Trăng trong 10 năm tới

Con người có thể đi trăng mật trên Mặt Trăng trong 10 năm tới

Một công ty thám hiểm không gian Mỹ dự kiến đưa con người lên Mặt Trăng du lịch trong 10 năm tới với chi phí 10.000 USD và thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng.

Đăng ngày: 06/12/2016
Vũ trụ có thể đang bắt đầu lụi tàn

Vũ trụ có thể đang bắt đầu lụi tàn

Các nhà khoa học phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy vũ trụ đang bắt đầu lụi tàn và quá trình này có thể kéo dài đến 10 tỷ năm.

Đăng ngày: 06/12/2016
Kỳ quái UFO

Kỳ quái UFO "hút năng lượng" từ mặt trời

Những hình ảnh thiên văn mới công bố cho thấy một UFO đang

Đăng ngày: 06/12/2016
Việt Nam sắp đón trận mưa sao băng đẹp nhất năm

Việt Nam sắp đón trận mưa sao băng đẹp nhất năm

Đêm 13 rạng sáng 14/12, người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng, một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Đăng ngày: 05/12/2016
Các nhà khoa học vừa tìm ra vị trí phát ra chùm sóng radio lớn nhất từng được phát hiện trên vũ trụ

Các nhà khoa học vừa tìm ra vị trí phát ra chùm sóng radio lớn nhất từng được phát hiện trên vũ trụ

Không rõ hiện tượng nào ngoài Dải Ngân hà đã phát ra chùm sóng cực mạnh này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra được một vụ bùng nổ sóng radio nhanh (fast radio burst – FRB) lớn nhất từng thấy và đáng tò mò hơn nữa, nó đến từ bên ngoài Dải Ngân hà của chúng ta.

Đăng ngày: 05/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News